ttth247.com

Nhiều trẻ kháng thể phòng sởi thấp, lo lây lan dịp tựu trường

Sáng 29-8, trong buổi kiểm tra phòng chống dịch sởi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 của đoàn Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương dẫn đầu, ông Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết tỉ lệ trẻ có kháng thể phòng sởi từ tháng 9-2022 đến tháng 4-2024 luôn dưới 95%.

Kiểm soát 3 "chốt" lây lan sởi

Theo ông Thượng, mẫu khảo sát mới nhất của Bệnh viện Nhi đồng 1 chỉ có 71% trẻ có kháng thể phòng sởi. Cuối 2023, tỉ lệ kháng thể chỉ từ 44 - 59%, cộng với hậu quả COVID-19 nên ngành y tế đã chủ động nhiều giải pháp phòng chống dịch.

TS Nguyễn Vũ Thượng, viện phó Viện Pasteur TP.HCM, cho rằng mùa tựu trường sắp tới và từ nay đến cuối năm thời tiết mát dần, là điều kiện thuận lợi để bệnh sởi phát triển, nếu không triển khai nhanh biện pháp phòng chống, sởi sẽ tiếp tục gia tăng.

Theo ông Thượng, hơn 90% số ca mắc sởi ở phía Nam là trẻ dưới 15 tuổi, là gánh nặng cho các bệnh viện nhi. Bên cạnh chiến dịch tiêm vắc xin, ông Thượng đề xuất giảm bệnh nhân sởi lên bệnh viện tuyến trên, tuyến cuối rất đông bệnh nhân, tránh lây lan trong bệnh viện.

Ngoài ra ông Thượng cũng đề cập đến 3 điểm "chốt" lây lan sởi và cho rằng cần kiểm soát tốt 3 "chốt" này, đó là "chốt" trong cộng đồng, trong trường học và bệnh viện.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, lưu ý trẻ chưa được chích ngừa lại có thể không có thông tin. Chiến dịch tiêm vắc xin sởi sắp tới, khi tầm soát cần vào những khu nhà trọ, bệnh viện, trường mẫu giáo.

Tiêm vắc xin cho trẻ trước khi vào học

Chiều cùng ngày, đoàn Bộ Y tế tiếp tục có buổi làm việc với UBND TP.HCM về phòng chống dịch sởi. Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM thông tin học sinh TP bắt đầu tựu trường từ 22 đến 29-8. Đến 29-8, ngành giáo dục đã phát hiện 21 ca sởi, các cháu đã xuất viện. Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp cùng Sở Y tế phòng chống dịch.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương nhận định TP.HCM đã triển khai đồng bộ hoạt động phòng chống dịch, phân luồng, cách ly để giảm khả năng lây nhiễm, mắc bệnh.

Các bệnh viện đã chuẩn bị thuốc, thiết bị, vật tư phục vụ phòng chống dịch trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, tăng cường năng lực cho tuyến dưới. Bà Hương cho biết trước khi TP công bố dịch, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã rà soát, hỗ trợ lên kế hoạch giúp mua vắc xin, hỗ trợ vắc xin của Úc, UNICEF.

"Bước vào mùa tựu trường, nguy cơ sởi trong trường học rất lớn, nhất là nhóm mầm non, tiểu học.Vắc xin đang trên đường về tới TP, ngày 31-8 chúng ta có thể tiêm vắc xin cho trẻ để trước khi vào học các em sẽ được tiêm hết, yên tâm phần nào", bà Hương nói.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Ngày 29/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cùng đoàn công tác của Bộ đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch sởi trên địa bàn TPHCM. Trước ý kiến về việc tiêm vắc xin đại trà cho cộng đồng để phòng dịch Bộ Y tế khẳng định nhà...
1 tháng trước - Nhận biết ban sởi và sốt phát ban thông thường sẽ giúp chăm sóc đúng cách, tránh các biến chứng nặng gây di chứng, thậm chí tử vong do mắc sởi.
2 tuần trước - Hiện bệnh sởi đang bùng phát ở một số nơi, đặc biệt có nơi trở thành dịch. Vậy mắc sởi có nên tắm không?
3 ngày trước - Bí đao (bí xanh) vị ngọt nhạt, tính mát, không chỉ là món ăn tốt cho người thừa cân béo phì, người bị phù nề mà còn có tác dụng tốt trị bệnh đái tháo đường, cảm nóng, viêm đường tiết niệu, bệnh thận, gan, bệnh đường hô hấp...
1 tháng trước - Sau thời gian vắng bóng, nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, ho gà, bạch hầu... đã ghi nhận tại nhiều địa phương trên cả nước.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.