ttth247.com

Những điều cần biết khi đi khám thai lần đầu

Phụ nữ nghi ngờ có thai nên đi khám thai lần đầu sau khi que thử hai vạch, kèm dấu hiệu trễ kinh nguyệt khoảng hai tuần.

BS.CKII Huỳnh Kim Khoe, Trưởng đơn vị Sản Phụ khoa, Hệ thống Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7, cho biết khám thai lần đầu giúp bác sĩ kiểm tra chi tiết tiền sử bệnh lý của mẹ bầu, sức khỏe hiện tại, thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Bác sĩ cũng xác định số lượng thai, tính ngày dự sinh, kiểm tra vị trí thai làm tổ, túi thai bình thường hay bất thường... Dưới đây là những lưu ý của bác sĩ Kim Khoe dành cho phụ nữ có dấu hiệu nghi ngờ mang thai.

Chọn thời gian đi khám

Thời điểm thích hợp để khám thai lần đầu là khi phụ nữ trễ kinh hai tuần so với chu kỳ bình thường. Nữ giới kiểm tra que thử thai tại nhà hiện hai vạch hoặc khi có dấu hiệu mang thai sớm như ngực căng tức, nhạy cảm, thay đổi khẩu vị, ốm nghén, buồn nôn, đi tiểu thường xuyên, tăng tiết dịch âm đạo, xuất hiện máu báo thai...

Nếu phát hiện que thử hai vạch nhưng chưa có dấu hiệu trễ kinh nguyệt, phụ nữ chưa nên đến ngay cơ sở y tế để khám thai sớm. Vì thời điểm này thai còn rất nhỏ, khám quá sớm có thể tốn kém mà không đem lại hiệu quả.

Chuẩn bị thông tin cho bác sĩ

Ở lần khám thai đầu tiên, bác sĩ kiểm tra và dự phòng các nguy cơ thai kỳ dựa vào tiền sử bệnh lý của thai phụ và gia đình. Trên cơ sở này, bác sĩ có kế hoạch theo dõi thai, hướng dẫn mẹ bầu bổ sung vitamin, chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi... phù hợp với thể trạng.

Để khám thai thuận lợi, mẹ bầu nên chuẩn bị các thông tin trao đổi với bác sĩ như tiền sử sức khỏe, thuốc sử dụng, bệnh di truyền trong gia đình, tiền sử mang thai trước đối với người từng sinh nở, có sử dụng chất gây nghiện hay không... Cung cấp thông tin rõ ràng, chi tiết giúp bác sĩ quản lý thai kỳ tốt, kịp thời xử lý vấn đề bất thường thai kỳ, đảm bảo thai an toàn.

Bác sĩ Kim Khoe tư vấn thai kỳ cho một phụ nữ. Ảnh: Huyền Vũ

Bác sĩ Kim Khoe tư vấn thai kỳ cho một phụ nữ. Ảnh: Huyền Vũ

Quy trình khám thai

Trong lần khám thai đầu tiên, ngoài khai thác tiền sử bệnh lý, chu kỳ kinh nguyệt, triệu chứng nghi ngờ mang thai, bác sĩ chỉ định thực hiện phương pháp xét nghiệm Beta HCG, siêu âm cần thiết để chẩn đoán xác định có thai hay không. Phương pháp này kiểm tra sức khỏe thai, phát hiện sớm nguy cơ đa thai, hay tình trạng thai ngoài tử cung cần can thiệp.

Tiếp đến, bác sĩ kiểm tra sức khỏe người mẹ bằng cách đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, kiểm tra tim mạch, hô hấp, bầu ngực, khoang bụng. Một số trường hợp đặc biệt bác sĩ kiểm tra cơ quan sinh sản, xương chậu. Sau đó, thai phụ có thể được chỉ định xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, nước tiểu, xét nghiệm loại trừ bệnh truyền nhiễm, xét nghiệm đường huyết đối với trường hợp nghi ngờ mắc tiểu đường thai kỳ. Sau khi có các kết quả siêu âm, xét nghiệm, bác sĩ tư vấn cho thai phụ về tiên lượng thai kỳ, cách chăm sóc thai, lịch tái khám.

Phụ nữ lấy máu xét nghiệm thai tại Hệ thống phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7. Ảnh: Huyền Vũ

Phụ nữ lấy máu xét nghiệm thai tại Hệ thống phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7. Ảnh: Huyền Vũ

Tuân thủ lịch tái khám

Sau lần khám thai đầu tiên, bác sĩ hẹn mẹ bầu khám lần tiếp theo vào khoảng tuần thứ 8-10 của thai kỳ để kiểm tra toàn diện sức khỏe của thai nhi. Thai phụ nên tuân thủ lịch tái khám theo hẹn, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Chọn cơ sở khám thai phù hợp

Để thai kỳ diễn tiến thuận lợi, phát hiện các bất thường sớm, bác sĩ Kim Khoe khuyến cáo thai phụ nên chọn cơ sở khám thai uy tín, có bác sĩ chuyên khoa sản và trang thiết bị hiện đại giúp sàng lọc, chẩn đoán trước sinh.

Khám thai không chỉ dừng ở tầm soát sức khỏe bào thai mà kiểm tra theo dõi sức khỏe mẹ bầu xuyên suốt 9 tháng 10 ngày. Do đó, cần có sự phối hợp giữa Trung tâm xét nghiệm, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Trung tâm Tim mạch... giúp theo dõi thai kỳ sát sao, phát hiện sớm những tình huống thai kỳ nguy cơ cao, can thiệp ngay từ trong bào thai và trước sinh để bé phát triển tốt nhất.

Tuệ Diễm

Độc giả gửi câu hỏi về sản phụ khoa tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 giờ trước - Mỹ- Ba người phụ nữ nhớ lại ký ức đau đớn khi bị bác sĩ David Farley lạm dụng lúc họ còn tuổi vị thành niên, thề sẽ chiến đấu để đòi lại công lý.
4 ngày trước - Sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, chất thải trôi theo dòng nước vẫn đang tiếp tục gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Nắng nóng là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và vật trung gian truyền bệnh sinh sôi.
1 tháng trước - Phát hiện sớm dị tật bào thai giúp bác sĩ tiên lượng tình trạng bệnh để quyết định chấm dứt thai kỳ hoặc can thiệp ngay trong bụng mẹ, có thể điều trị sau sinh.
1 tháng trước - Hà Nội- Thanh niên 25 tuổi bị hẹp khí quản sau tai nạn giao thông, vừa được các bác sĩ ghép thành công, trở thành người đầu tiên được ghép khí quản từ nguồn cho chết não.
1 tháng trước - Thái Nguyên- Cầm chiếc que thử thai hiện hai vạch đỏ, thay vì vui mừng bởi sắp có con, chị Sương lại sợ hãi với nỗi ám ảnh hai lần mất con do dị tật bẩm sinh.
Xem tin bài khác
31 phút trước - TP HCM- Anh Wong, 29 tuổi, béo phì, được phẫu thuật thu nhỏ dạ dày và chuyển dòng mật tụy theo kỹ thuật SADI-S, giảm 17 kg sau hai tuần.
31 phút trước - Phòng mất trí nhớ không nhất thiết phải dùng thuốc bổ, thực tế thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý cũng mang lại nhiều lợi ích cho não.
58 phút trước - Thuốc lá, rượu bia, đồ uống có đường được xếp vào nhóm các sản phẩm có hại cho sức khỏe. Các chuyên gia cho rằng việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng này là rất cần thiết để giảm gánh nặng bệnh tật trong tương lai.
1 giờ trước - Bị nhện cắn, người đàn ông kinh hoàng khi biết mình mắc căn bệnh “ăn thịt người”.
1 giờ trước - Khổ qua, cacao, ngải cứu, cà phê, bồ công anh là những thực phẩm có vị đắng hỗ trợ cải thiện sức khỏe, sinh lý nữ.