ttth247.com

Những loại nước nên uống và nên tránh khi ợ nóng

Nước lọc, nước có tính kiềm, trà thảo dược cân bằng nồng độ axit trong dạ dày, trong khi cà phê, sữa, rượu bia kích thích lớp niêm mạc, khiến triệu chứng ợ nóng nặng hơn.

Ợ nóng là cảm giác nóng rát ở ngực do axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Nguyên nhân có thể do ăn quá nhiều hoặc quá nhanh, nằm ngay sau ăn. Đây là triệu chứng phổ biến của người bệnh trào ngược dạ dày. Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học có thể làm dịu kích thích ở thực quản, tăng cường bổ sung nước và cung cấp chất dinh dưỡng giúp cân bằng nồng độ axit trong dạ dày.

Nên uống

Nước có thể cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày, ngăn ngừa chứng ợ nóng. Uống từng ngụm nước trong suốt cả ngày làm giảm tích tụ axit ở thực quản. Ngược lại, uống quá nhiều nước một lúc dễ khiến nước tràn vào dạ dày, hòa cùng axit đẩy ngược lên thực quản.

Nước có tính kiềm (độ pH cao) hỗ trợ giảm nồng độ một số axit trong dạ dày, hạn chế kích ứng và tổn thương thực quản, cổ họng... Nước kiềm góp phần ngăn chặn pepsin, một chất phá vỡ protein trong dạ dày - tác nhân gây trào ngược.

Trà thảo mộc đều có đặc tính chống viêm giúp giảm ợ nóng. Trà gừng, rễ gừng cải thiện tiêu hóa, bớt đầy bụng, khó tiêu. Hợp chất curcumin trong nghệ có thể ngăn ngừa viêm thực quản. Trà cam thảo, hoa cúc cũng hữu ích với người bị viêm thực quản - một trong những nguyên nhân làm ợ nóng nặng hơn.

Nước nha đam có tác dụng chống oxy hóa, cân bằng axit trong dạ dày. Nước nha đam có thể ngăn ngừa bệnh loét dạ dày tá tràng phát triển. Ợ nóng là triệu chứng thường gặp ở bệnh này.

Không nên uống

Cà phê chứa caffeine và axit cao có thể gây ợ nóng. Uống quá nhiều cà phê còn dẫn đến mất ngủ, tăng nặng tình trạng này. Cân bằng lượng cà phê và nước lọc nạp vào cơ thể góp phần ngăn ngừa triệu chứng ợ chua.

Cà phê không tốt cho người bệnh trào ngược. Ảnh: Anh Chi

Cà phê không tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày. Ảnh: Anh Chi

Rượu bia và đồ uống có cồn khác làm tăng nguy cơ giãn cơ vòng thực quản dưới, khiến dịch dạ dày trào ngược vào thực quản, gây ợ chua. Rượu cũng làm chậm quá trình tiêu hóa, thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn khiến đầy hơi, ợ chua.

Nước ép cam, quýt, bưởi có nồng độ axit cao dễ kích ứng niêm mạc dạ dày và thực quản, ảnh hưởng đến quá trình làm sạch axit dạ dày, tăng nguy cơ ợ nóng.

Đồ uống có gas chứa cacbonat kích thích dạ dày, tăng nguy cơ đầy hơi, chướng bụng. Đồ uống này còn chứa axit có khả năng thay đổi nồng độ axit trong đường tiêu hóa, làm cho ợ nóng, trào ngược dạ dày xảy ra.

Sữa cung cấp nhiều chất béo khiến bệnh trào ngược dạ dày và ợ nóng nặng hơn. Đồ uống từ sữa khác như cocktail trứng sữa, sữa lắc cũng chứa nhiều cholesterol và chất béo. Chúng làm tăng thời gian dịch dạ dày lưu lại trong thực quản, góp phần gây tổn thương thực quản.

Anh Chi (Theo Health)

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 tuần trước - Không uống rượu pha bia hoặc nước ngọt, không để bụng đói trước khi uống và nên tiêu thụ vừa sức mình là mẹo tránh say khi phải uống nhiều dịp nghỉ lễ.
1 tháng trước - Bác sĩ giải thích: Nên uống nước lạnh hay nước ấm?; 4 sai lầm người trung niên cần tránh để sống khỏe, sống thọ; Đau loét miệng: cần tránh ăn món nào?... là những thông tin về sức khỏe chính trên Thanh Niên Online đến với bạn trong ngày...
1 tháng trước - 'Chuối có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, chuối xanh có những lợi ích mà chuối chín không có được'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
1 ngày trước - 'Theo nghiên cứu mới, uống cà phê ở mức độ vừa phải hằng ngày có thể giúp người huyết áp cao giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
1 tháng trước - Thanh niên mắc ung thư trực tràng mới ngoài tuổi 22 vốn là đầu bếp ở một vùng nổi tiếng với những món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng... anh cũng thường xuyên ăn những đồ ăn này.
Xem tin bài khác
40 phút trước - Bàn chân là nơi tập trung rất nhiều huyệt vị phản chiếu tương ứng toàn bộ các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Vì vậy, sự bất thường ở bàn chân cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ quan nào đó của cơ thể bị bệnh.
40 phút trước - Mới đây, anh N.V.T. (50 tuổi, ngụ tại Long An) được người nhà đưa đến bệnh viện trong tình trạng bỏng nặng toàn thân và cánh tay bên phải.
52 phút trước - Cho bé ngậm núm vú giả, bình ổn tâm trạng trẻ, để hỗ trợ giảm đau và giúp buổi tiêm vaccine diễn ra thuận lợi.
52 phút trước - Chế độ ăn Địa Trung Hải kết hợp rau củ quả, cá, thịt gia cầm, trứng, ngũ cốc có thể giúp giảm viêm, ngăn ngừa suy thoái thần kinh và giảm trí nhớ.
1 giờ trước - Mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi, gây bệnh cho con người. Do đó, cần vệ sinh môi trường, quản lý chất thải, chú trọng ngăn chặn và diệt côn trùng làm lây truyền sốt...