ttth247.com

Những người trẻ bị gọi là 'đuôi chuột'

Trung QuốcTỷ lệ thất nghiệp tăng đang tạo ra những "đứa trẻ đuôi chuột" - nhóm người chấp nhận làm công việc lương thấp hoặc sống dựa vào gia đình.

Những đứa trẻ "đuôi chuột" là từ lóng trở nên phổ biến trên mạng xã hội trong năm 2024, chỉ những sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học phải chấp nhận công việc lương thấp hoặc sống dựa vào lương hưu của cha mẹ. Họ có trình độ, bằng cấp cao (đầu voi) nhưng lại sống bằng thu nhập của cha mẹ đã về hưu hoặc mức lương rất thấp (đuôi chuột).

Zephyr Cao, 27 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Ngoại giao Trung Quốc năm 2023. Nhận thấy mức lương được nhận không tương xứng với tấm bằng thạc sĩ, anh từ chối tìm việc và trở về quê nhà ở tỉnh Hà Bắc.

"Thật cay đắng khi phải nói lương khởi điểm của bằng cử nhân không có sự khác biệt với bằng thạc sĩ", chàng trai 27 tuổi nói. Cao cũng cho biết đang cân nhắc việc theo đuổi bằng tiến sĩ với hy vọng mong manh về tương lai tươi sáng hơn.

Amada Chen, tốt nghiệp Đại học Trung Y Hồ Bắc năm 2024, cũng nghỉ làm tại một doanh nghiệp nhà nước sau một tháng thử việc bởi môi trường làm việc độc hại và những kỳ vọng quá đáng từ cấp trên. Mức lương 60 tệ (hơn 200.000 đồng) cho 12 tiếng làm việc mỗi ngày cũng là lý do khiến cô thấy chán nản.

Ước mơ trở thành thanh tra chất lượng hay nhà nghiên cứu của Chen dường như quá xa vời. Cô từng gửi 130 đơn xin việc nhưng chỉ nhận được lời đề nghị làm bán hàng hay thương mại điện tử - những công việc không liên quan đến chuyên ngành Y học cổ truyền được đào tạo.

Sau những thất bại, Chen nói sẽ cân nhắc lại định hướng công việc và có thể chuyển hướng sang làm người mẫu.

Lao động trẻ Trung Quốc đến hội chợ việc làm tại quảng trường Giải phóng ở Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, tháng 2/2018. Ảnh: REUTERS/Jason Lee

Lao động trẻ Trung Quốc đến hội chợ việc làm tại quảng trường Giải phóng ở Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, tháng 2/2018. Ảnh: REUTERS/Jason Lee

Yun Zhou, phó giáo sư xã hội học tại Đại học Michigan (Mỹ) cho biết tấm bằng đại học từng là cánh cửa mở ra cơ hội việc làm tốt, giúp lao động trẻ thăng tiến và có cuộc sống ổn định. Nhưng giờ đây những kỳ vọng đó trở nên xa vời với nhiều sinh viên Trung Quốc.

"Khi thất nghiệp kéo dài, một số thanh niên phải về quê sống dựa vào bố mẹ và trở thành 'những đứa trẻ toàn thời gian'", chuyên gia nói.

Và chính những người có bằng cấp cao cũng không tránh khỏi tình trạng này. Nhiều năm nỗ lực học tập nhưng "những đứa trẻ đuôi chuột" cay đắng nhận ra bằng cấp không còn là tấm vé đến thành công trong bối cảnh nền kinh tế ảm đạm. Họ buộc phải hạ thấp kỳ vọng, chấp nhận làm công việc trái ngành, lương thấp hoặc sa vào con đường phạm tội để mưu sinh.

Người dân đi bộ trong ga tàu điện ngầm ở Hong Kong sau giờ làm, năm 2022. Ảnh: AP/Kin Cheung

Người dân đi bộ trong ga tàu điện ngầm ở Hong Kong sau giờ làm, năm 2022. Ảnh: AP/Kin Cheung

Số lượng sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp đại học năm 2024 đang tìm kiếm việc làm đạt mức kỷ lục trong bối cảnh thị trường lao động suy thoái.

Tỷ lệ thất nghiệp của khoảng 100 triệu thanh niên Trung Quốc trong độ tuổi 16-24 vượt ngưỡng 20% lần đầu vào tháng 4/2023. Khi con số này đạt mức kỷ lục 21,6% vào tháng 6/2023, chính phủ ngừng công bố dữ liệu để đánh giá lại cách thức thu thập thông tin.

Một năm sau, tình trạng thất nghiệp của giới trẻ vấn là một vấn đề nan giải. Tỷ lệ thất nghiệp ghi nhận vào tháng 7/2024 ở mức 17% trong khi thị trường lao động chuẩn bị đón gần 11,8 triệu sinh viên vừa tốt nghiệp.

Chính phủ nước này đã kêu gọi mở thêm nhiều kênh tuyển dụng phục vụ lao động trẻ. Họ cũng triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để thúc đẩy tuyển dụng nhưng chưa thể xoay chuyển tình thế.

Minh Phương (Theo Reuters)

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Hà Nội- 12 năm qua, anh Nguyễn Văn Thủy, 47 tuổi, đã dạy bơi miễn phí cho hàng nghìn người từ những trải nghiệm chết hụt của mình.
3 tuần trước - Cách đây 60 năm, T.Ư Đoàn phát động phong trào "Ba sẵn sàng" (sẵn sàng chiến đấu; sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang; sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần)...
1 tháng trước - LOF liên tục tung sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi lứa tuổi, từ lúc thức dậy đến khi đi ngủ, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
1 tuần trước - 60 sinh viên Huế đã lên đường đi Hải Phòng, để giúp người dân thành phố hoa phượng đỏ khắc phục hậu quả từ bão Yagi.
3 tuần trước - Họ đã bắt đầu đi dọn rác trên kênh từ tháng 12-2022. Họ đã dọn được hơn 2.000 tấn rác từ 150 dòng kênh ở nhiều tỉnh thành.
Xem tin bài khác
39 phút trước - Nhiều đoạn suối vách đá dựng đứng, các chiến sĩ công an, quân đội... tay không bám đá, vượt dòng suối dữ, tìm nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở núi cuốn hơn 30 người xuống suối ở Cao Bằng.
39 phút trước - Rạng sáng 19-9, đội hình tình nguyện khắc phục hậu quả bão Yagi của tuổi trẻ TP.HCM xuất quân đến các tỉnh phía Bắc.
57 phút trước - Cuộc đoàn tụ giúp những người con tìm về nguồn cội sau 70 năm người ông, người cha của họ rời khỏi làng quê và mất liên lạc từ đó.
2 giờ trước - Mang theo tất cả yêu thương, sự sẻ chia và tinh thần quyết tâm dốc hết sức mình hỗ trợ người dân khắc phục ảnh hưởng của bão, lũ, đội hình thanh niên tình nguyện của TP.HCM đã lên đường đến với các địa phương miền núi phía bắc.
2 giờ trước - Vuốt phẳng số tiền dành dụm trong ba tháng, bà Đặng Tố Nga, 82 tuổi, người bán bánh tại chợ Đồng Xuân Berlin, bỏ vào thùng quyên góp ủng hộ đồng bào bão lũ.