ttth247.com

PGS Trần Hoàng Ngân: “Không tăng lương hưu, trợ cấp cho người có công năm 2025, tôi thấy... ngượng ngượng”

Ông Ngân cho rằng, năm 2025 là năm có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước mà không tăng lương, trợ cấp cho người có công, tôi thấy cứ ngượng ngượng. Đây là năm kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/201930 - 3/2/2025), 80 năm lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (nay là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) (2/9/1945 - 2/9/2025), 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

“Không tăng lương hưu, trợ cấp cho người có công năm 2025, tôi thấy... ngượng ngượng”- Ảnh 1.

PGS, TS Trần Hoàng Ngân, ĐBQH Đoàn TP.HCM (Ảnh: NT).

“Nếu chúng ta không tăng lương, trợ cấp cho người có công chắc chắn niềm vui sẽ giảm”, PGS, TS Trần Hoàng Ngân phân trần.

Đại biểu Ngân cho rằng hiện lương hưu cũng đang ở mức thấp, đề xuất xem xét lại việc tăng lương, trợ cấp cho người có công.

Liên quan đến các vấn đề kinh tế nổi bật thời gian qua, nhất là giá vàng, PGS, TS Trần Hoàng Ngân khẳng định, thị trường vàng hiện nay rất bất ổn, nhất là giá vàng thế giới biến động cao.

Ông Ngân đề nghị cần sửa đổi Nghị định 24 về kinh doanh vàng bởi hiện nay giá vàng đáng chịu áp lực tăng mạnh từ giá vàng thế giới.

PGS Ngân phân tích: “Giá vàng thế giới trong 9 tháng qua đã tăng 37,5%, trong khi giá vàng trong nước từ đầu năm đến nay tăng 19,5%”.

Lý do giá vàng tăng được vị chuyên gia chỉ ra là áp lực từ do biến động chính trị lớn từ chiến tranh khu vực Trung Đông, các xung đột tiềm tàng khác trên thế giới. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ nới lòng của Mỹ và các nước EU đã khiến nhà đầu tư chọn vàng là nơi trú ấn trước các biến động lớn.

Theo ông Ngân, về giải pháp dài hạn Nhà nước đã có các Nghị quyết về lập các Trung tâm Tài chính tại TP.HCM, Đà Nẵng. Để ổn định thị trường, tránh đầu cơ, bong bóng chúng ta cần quan tâm đến xây dựng Sàn Giao dịch vàng để liên thông với giá vàng thế giới, giải quyết được đầu tư, đầu cơ vàng của thế giới.

Liên quan đến các động lực tăng trưởng nền kinh tế, tháo gỡ điểm nghẽn, phá rào để kinh tế cất cánh, thời gian tới. PGS Trần Hoàng Ngân chỉ ra 3 động lực xuất khẩu, đầu tư công và tăng chi tiêu, đầu tư toàn xã hội.

Về xuất khẩu, PGS Trần Hoàng Ngân khẳng định, kinh tế xuất siêu hơn 20 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm. Nhưng chia miếng bánh xuất khẩu 300 tỷ USD đó thì xuất khẩu điện thoại, điện tử đã chiếm hơn 130 tỷ USD, mặt hàng này chủ yếu là do khu vực đầu tư nước ngoài.

“Giá trị gia tăng từ xuất khẩu này đối với nước ta là hạn chế, chủ yếu thuộc về FDI”, ông Ngân nói.

Theo Đại biểu Ngân, cần phát triển công nghiệp hỗ trợ mạnh hơn để xuất khẩu hoàn chỉnh sản phẩm ra nước ngoài. 73% giá trị xuất khẩu thuộc về FDI, còn lại 27% là trong nước.

“Tôi điểm qua giá trị xuất khẩu cao của doanh nghiệp trong nước là thuỷ sản, nông sản, gạo, chè, cafe…. Chúng ta xác định đây là sản phẩm chủ lực, cốt yếu thì cần tiếp sức cho thương hiệu này ra thế giới”, ông Ngân nói.

Về đầu tư hạ tầng, PGS Trần Hoàng Ngân cho rằng: Cử tri, người dân mừng là hạ tầng hiện nay tốt hơn, giúp đi lại thuận lợi, chi phí mua bán thức ăn có giảm, bán hàng thuận lơi. Để tăng trưởng và phát triển bền vững, cần đầu tư nhiều hơn nữa sẽ giảm chi phí logistics, người nông dân có điều kiện mua hàng hoá, bán sản phẩm.

Thanh Long bán tại vườn chỉ 2.000 đồng/kg, nhưng ra thành phố có nơi bán 15.000 đến 20.000 đồng/kg, chi phí trung gian quá lớn, người dân đâu có được hưởng giá trị gia tăng từ sản phẩm làm ra.

Về động lực thứ 2, tổng đầu tư phát triển toàn xã hội, theo PGS Trần Hoàng Ngân, đầu tư toàn xã hội ảnh hưởng 40% tăng trưởng và phát triển kinh tế.

9 tháng đầu năm tăng nhẹ, vốn Nhà nước 27,5%, vốn nước ngoài 17% và vốn dân doanh 57%. Đối với TP.HCM vốn dân doanh càng quan trọng hơn, chiếm 70%, còn vốn FDI có giảm xuống 10%. Như vậy, cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội của TP.HCM bền vững.

Ông Ngân cho biết: “Cơ cấu vốn dân doanh tăng cao, FDI giảm xuống như TP,HCM hiện nay là bền vững bởi vốn của dân doanh là của đất nước ta, còn FDI vào nước ta nhưng cũng có thể đi ra nếu có bất trắc. Chính vì vậy, cần tăng cường nuôi dưỡng và khuyến khích vốn dân doanh”.

Theo ông Ngân, về vốn đầu tư Nhà nước, vốn đầu tư công cũng rất quan trọng bởi là vốn mồi cho các dự án. Chúng ta giải ngân hàng năm từ 700 đến gần 800.000 tỷ đồng. Các dự án xây dựng hạ tầng chiến lược như đường cao tốc dùng vốn đầu tư công có thể kéo theo vốn dân doanh ở các dự án cận kề, từ đó thúc đẩy kinh tế đi lên.

Liên quan đến tiêu dùng trong nước, động lực thứ 3 của nền kinh tế, PGS Trần Hoàng Ngân cho rằng: Cần tăng lương hưu, tăng lương trợ cấp cho người có công trong năm 2025 để tăng tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng.

Liên quan đến vấn đề giảm thuế, đồng thời duy trì các chính sách an sinh, giảm thuế đối với doanh nghiệp, PGS Trần Hoàng Ngân đề nghị nhanh chóng điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân, trong đó tăng giảm trừ gia cảnh (hiện 11 triệu đồng đối với người chịu thuế, 4,4 triệu đồng đối với người phụ thuộc của người chịu thuế). Mức này quá thấp so với thu nhập của người dân, đặc biệt các đô thị lớn.

Source: danviet.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Luật Căn cước đã tạo ra bước tiến lớn trong bảo mật ngân hàng. Luật này không chỉ giúp giảm thiểu gian lận mà còn xây dựng một môi trường giao dịch an toàn và minh bạch hơn cho khách hàng.
1 tháng trước - Khi FED giảm lãi suất, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng trưởng tích cực trong 3 đến 6 tháng tới.
1 tháng trước - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có vị trí chiến lược và tiềm năng biển đảo, đang dần khẳng định mình là một trong những trung tâm kinh tế biển quan trọng của Việt Nam.
1 tuần trước - Sau khi người dân có ý kiến về việc gần như không thể mua vàng miếng SJC qua hình thức trực tuyến, Ngân hàng Nhà nước cho rằng có thể đến các điểm kinh doanh trực tiếp để được giải đáp.
1 tuần trước - Sự đảo chiều đầy kịch tính của giá USD trong năm 2024 khiến doanh nghiệp, cá nhân rơi vào cảnh dở khóc dở cười. Nếu đầu năm USD tăng mạnh, tiền đồng mất giá, hàng loạt doanh nghiệp lỗ tiền nặng thì đến thời điểm hiện tại tiền đồng đã lấy...
Xem tin bài khác
21 phút trước - Bộ GTVT xác định các yếu tố tác động lớn đến thời gian trong GPMB đối với dự án Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam như tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, đường điện… và đề xuất cấp thẩm quyền có chính sách đặc thù để triển khai theo...
21 phút trước - Đại biểu Trần Thị Hiền (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam) đề nghị Chính phủ quan tâm các giải pháp giảm lãi suất đang ở mức cao cho doanh nghiệp, đồng thời quan tâm đến “chất lượng” doanh nghiệp bởi lo ngại 164.000 doanh nghiệp đã tháo chạy khỏi thị...
21 phút trước - Thảo luận tại tổ ngày 26/10 về tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội yêu cầu đánh giá tác động của sàn thương mại bán hàng gái rẻ đối với doanh nghiệp, người tiều, đồng thời có phản ứng chính sách để hạn chế tiêu cực.
39 phút trước - Tại Đồng bằng sông Cửu Long, mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành tới 600 km đường cao tốc.
39 phút trước - Hồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.