ttth247.com

Phó chủ tịch Quốc hội: Mỏ bé tí, khai thác cát 2 năm thì thành đào cả dòng sông?

Sáng 12-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản.

Tránh quy hoạch quá dễ dãi

Nêu ý kiến thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho hay về cơ quan chủ trì lập quy hoạch khoáng sản, dự thảo luật đang xây dựng 2 phương án.

Phương án 1: Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch khoáng sản (phương án Chính phủ trình Quốc hội).

Theo ông Tùng, phương án này có thuận lợi là đồng bộ với quản lý quy hoạch, cấp phép, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm sau này. Nhưng lại thay đổi chức năng, việc phân công trách nhiệm quản lý theo pháp luật hiện hành.

"Đây là vấn đề lớn, phải đánh giá kỹ tại sao trước đây giao vậy, giờ lại chuyển đổi", ông Tùng nêu.

Phương án 2: Giao Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng lập quy hoạch khoáng sản (giữ như quy định hiện hành).

Về điều chỉnh quy hoạch khoáng sản, dự luật cũng xây dựng 2 phương án.

Phương án 1: Việc điều chỉnh thực hiện theo pháp luật về quy hoạch.

Phương án 2: Dự luật đã quy định các trường hợp không phải điều chỉnh quy hoạch và các trường hợp phải điều chỉnh quy hoạch theo hình thức rút gọn và theo quy định của pháp luật về khoáng sản.

Cho rằng đây là vấn đề lớn, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng lưu ý việc đưa ra một số quy định đặc thù liên quan đến quy hoạch khoáng sản làm thay đổi cách tiếp cận pháp luật, quan điểm chỉ đạo.

"Thực tế hiện nay Luật Quy hoạch đưa ra những quy định hết sức chặt chẽ trong việc điều chỉnh quy hoạch. Chúng ta đã tổng kết, đánh giá và rút ra bài học thực tiễn công tác quy hoạch thời gian vừa qua.

Có rất nhiều trường hợp điều chỉnh quy hoạch tùy tiện, theo tư duy nhiệm kỳ. Cũng có những trường hợp tiềm ẩn nguy cơ rất lớn lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ khi điều chỉnh quy hoạch quá dễ dãi", ông Tùng nói.

Ông lo ngại khi ban hành luật chuyên ngành lại "điều chỉnh một chút" làm cho điều chỉnh quy hoạch dễ dàng hơn. Từ đó đề nghị Chính phủ đánh giá tổng thể với quản lý quy hoạch nói chung, chứ không phải từng lĩnh vực riêng lẻ.

Cẩn thận khi "dùng cho công trình của quốc gia thì ít, bán ra ngoài thì nhiều"

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng nêu vừa qua ở một số địa phương đã xử lý hình sự, kỷ luật liên quan đến khai thác khoáng sản.

Trong đó liên quan đất hiếm có một vụ án đang điều tra. Điều này cho thấy việc cấp phép khai thác là vấn đề rất quan trọng. "Do đó quy hoạch, thăm dò, khai thác cần phân biệt rõ", ông Mẫn nói.

Ông đề nghị cần "rà soát xem có nhóm lợi ích trong xây dựng luật này hay không".

"Phải rà thật kỹ, và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cam kết với Bộ Chính trị trong xây dựng pháp luật phải hết sức thận trọng, kỹ lưỡng, nghiêm túc khi thực hiện các quy định của Đảng. Không thể làm sai được.

Đề nghị cơ quan chủ trì là Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan thẩm tra là Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Thường vụ Quốc hội, Quốc hội trong soạn thảo, thẩm tra", ông Mẫn nêu rõ.

Về khai thác khoáng sản nhóm IV, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho hay đây là nội dung mới về cải cách thủ tục hành chính nhằm đơn giản hóa trình tự, thủ tục hành chính so với quy định pháp luật hiện hành.

Đó là khoáng sản trong việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp phục vụ các dự án, công trình quốc gia... Tuy nhiên, ông cũng lo ngại về tình trạng lạm dụng việc này.

"Thủ tục làm rất nhanh, nhưng không cẩn thận lại lạm dụng, lợi dụng. Dùng cho công trình của quốc gia thì ít mà bán ra ngoài thì nhiều, rồi phá đường, phá hạ tầng, phá môi trường", ông Định nêu.

Ông đề nghị cần có kiểm soát và nghiên cứu để quy định về khai thác chặt chẽ hơn, yêu cầu phải theo quy hoạch, có thời hạn phù hợp quy mô của mỏ khai thác đã thăm dò.

"Trước đây tôi làm lãnh đạo tỉnh, họ bảo mỏ 2 năm xin cấp phép 2 năm. Nhưng tôi chỉ cấp phép 6 tháng. Mỏ bé tí, khai thác cát 2 năm thì thành đào cả dòng sông? Phải theo quy hoạch và trữ lượng, thậm chí chỉ được cấp 1 tháng thôi", ông Định nói.

Ông nêu quan điểm cần kiểm soát khối lượng, sản lượng khai thác và sử dụng, chỉ được phục vụ các công trình quốc gia, không đồng ý đào khoáng sản để bán ra ngoài...

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Sáng 12.8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp chuyên đề cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Địa chất và khoáng sản. Đây là dự án luật đã được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 hồi tháng 5 vừa qua, dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ...
2 tuần trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 tháng trước - Bộ Giao thông vận tải vừa ủng hộ việc giao UBND tỉnh Bình Định tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng đường băng thứ hai sân bay Phù Cát, dự kiến vốn đầu tư hơn 3.000 tỉ đồng.
1 tháng trước - Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi đã đề xuất phương án cải tạo hồ chứa nước trên miệng núi lửa Thới Lới để tăng dự trữ nước ngọt, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân toàn huyện đảo Lý Sơn thay vì phục vụ sản xuất nông nghiệp như lâu nay.
1 tuần trước - Đến trưa 10-9, bão số 3 và mưa lớn hoàn lưu sau bão gây ra lũ lụt, sạt lở đất làm 82 người chết, 64 người mất tích, gần 50.000 nhà bị hư hỏng, thiệt hại.
Xem tin bài khác
27 phút trước - Hôm qua 19.9, TAND TP.HCM bắt đầu xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm ở giai đoạn 2 về các tội danh 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản', 'rửa tiền' và 'vận chuyển trái phép...
28 phút trước - Nhiều ý kiến ủng hộ việc cấm học sinh dùng điện thoại di động trong trường để tập trung học tập. Bên cạnh đó, một số bạn đọc cho rằng việc này nên áp dụng linh hoạt.
28 phút trước - Theo báo cáo năm 2023, chỉ riêng án dân sự đã có tới hơn 8.000 án bị hủy, sửa dẫn đến vụ án kéo dài, gây ra nhiều tốn kém, hệ lụy, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào công lý.
28 phút trước - Theo dự báo, dù cơn bão số 4 đã đi vào đất liền và tan trên khu vực miền Trung nước Lào, tuy nhiên khu vực từ Hà Tĩnh - Quảng Trị sẽ có lượng mưa rất lớn trong ngày 20.9.
28 phút trước - Bão số 4 đổ bộ vào đất liền và suy yếu, nhưng các địa phương miền Trung đã cảnh giác ứng phó cao độ, di dời dân trước nỗi ám ảnh sạt lở từng xảy ra trước đó…