ttth247.com

Phở khô Việt chiếm cảm tình ở xứ sở kim chi

Theo Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, hàng thực phẩm của Việt Nam đang chiếm khoảng 2,5% tổng nhu cầu tiêu dùng của thị trường xứ kim chi.

Người Hàn tăng mua phở khô Việt Nam

Chuyên làm những sản phẩm khô như: bánh phở khô, bún khô, bánh tráng... xuất khẩu sang 42 quốc gia trên thế giới, Công ty Duy Anh Foods (huyện Củ Chi, TP.HCM) đã ghi nhiều dấu ấn tại thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản, Hàn Quốc.

Ông Lê Duy Toàn, giám đốc Công ty Duy Anh Foods, kể được đối tác nước ngoài phản hồi về độ ngon và tính thẩm mỹ của từng sản phẩm, nhất là bánh phở khô tại thị trường Hàn Quốc.

"Tuy châu Âu là thị trường chính của công ty, nhưng thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản mới đây có sự tăng trưởng vượt lên các thị trường khác. Có thời điểm công ty không có sản phẩm, không đủ bánh phở khô, bún khô để xuất bán.

Để xuất qua hai thị trường này phải sử dụng phương pháp sấy công nghiệp, không phụ gia, hóa chất. Nhu cầu rất lớn, vì thương hiệu phở khô Việt Nam ở Hàn Quốc, khách họ đã biết nhiều", ông Toàn cho biết.

Ông Toàn cho biết thêm mỗi tháng công ty xuất khoảng 6 - 8 container bún phở, bánh tráng đi Hàn Quốc.

Ông Toàn nói bí quyết: "So với Thái Lan, Trung Quốc, bún, phở khô Việt Nam có mức giá vừa phải. Thay vì xuất khẩu thô với mức giá thấp, chỉ cần khéo léo phối hợp chúng ta có thể vừa đem lại giá trị kinh tế cao vừa nâng tầm nông sản Việt".

Trong khi đó, một doanh nghiệp (tỉnh Bình Định) cũng xuất khẩu bánh phở khô sang Hàn Quốc cho hay mỗi tháng doanh nghiệp xuất bán khoảng 3 container phở khô, tăng lên so với trước.

Có sự tăng lên này, ông Nguyễn Xuân Nguyên (nắm bộ phận bán hàng) cho hay "lấn sân" được vì phở khô được đầu tư công phu và chọn nguyên liệu làm là gạo lứt.

Ông Nguyên nói: "Người Hàn chuyển từ mua nguyên liệu bánh phở khô sang hàng Việt, vì ngon hơn phở khô của Trung Quốc. Phở khô Việt Nam làm từ gạo lứt, nên sợi phở dai, thơm và được ưa chuộng".

Đưa phở sánh ngang mì ramen, mì udon

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ví von nếu ở Nhật Bản có thương hiệu mì ramen, Hàn Quốc có mì udon, còn Việt Nam có phở.

Theo đại diện Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, đầu năm 2024 đến nay Việt Nam đang có khoảng 35 đơn vị chuyên sản xuất bún, phở... để phục vụ xuất khẩu với quy mô lớn.

Để phở khô Việt Nam xuất khẩu là lựa chọn đầu tiên trong khi có nhiều cạnh tranh từ phở khô Thái Lan, Trung Quốc... thì các doanh nghiệp phải khai thác hình ảnh, làm thương hiệu cho các sản phẩm được làm từ gạo nói chung và phở nói riêng. Đó là ý kiến của ông Cao Thanh Nghĩa (doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Tân Bình, thành viên Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM).

"Con gái tôi học ở Hàn Quốc, những buổi sáng hoặc cuối tuần các con hay tự nấu phở ăn nhanh để đến trường. Đa số sinh viên Việt và sinh viên các nước mua phở khô Việt Nam vì hương vị ẩm thực giữa Hàn Quốc, Nhật Bản... có nét tương đồng.

Bạn của con tôi nói có thể nấu phở khô Việt Nam ăn mỗi ngày mà không ngán. Đây là tín hiệu vui từ người tiêu dùng, doanh nghiệp xuất khẩu nên đẩy mạnh sản xuất, đa dạng sản phẩm để người Hàn khi nấu phở chỉ có thể là chọn phở khô Việt Nam", ông Nghĩa nói.

Để cạnh tranh với các quốc gia khác như Thái Lan và Philippines, phở Việt Nam cần đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm và đóng gói phù hợp với yêu cầu của nước sở tại.

"Nhưng cần đầu tư bao bì hình ảnh bắt mắt, chứ so với phở khô Thái Lan, bao bì của họ rất ấn tượng, phở khô Việt Nam được lên kệ các siêu thị lớn nhưng bao bì còn giản dị, đơn thuần", đại diện Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM cho biết.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Con số gần 250 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa, chủ yếu là máy móc thiết bị đã cho thấy nền sản xuất nước ta đang phục hồi mạnh mẽ.
5 ngày trước - Tiêu chí thu hút đầu tư vào khu công nghiệp xanh, lọc ngành hay giảm phát thải đang được đặt ra khi một số địa phương kỳ thị với các ngành công nghiệp phát thải lớn.
1 tháng trước - Trong bối cảnh công nghiệp 4.0 chiếm ưu thế lây lan sang sự bùng nổ của làn sóng công nghệ, việc quản lý rác thải điện tử (e - waste) đã trở thành mối quan tâm hàng đầu vốn đầy rẫy thách thức đối với nhiều quốc gia, nhất là Việt Nam.
1 tuần trước - Nợ Chính phủ của Việt Nam được các tổ chức trên thế giới đánh giá là ổn định và thấp hơn nhiều so với các quốc gia có cùng xếp hạng. Chính phủ dự kiến đến cuối năm các chỉ tiêu nợ "nằm trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn" đã...
1 ngày trước - Triển khai tại Việt Nam từ những năm 1980, nhưng đến nay bảo hiểm nông nghiệp vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Vậy điều gì đang kìm hãm sự phát triển của bảo hiểm nông nghiệp?
Xem tin bài khác
2 phút trước - Chính phủ đề xuất đầu tư 67,34 tỉ USD theo hình thức đầu tư công để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, với 19 cơ chế, chính sách đặc thù
2 phút trước - Tháng 10-2024, Temu ngay khi vừa xuất hiện, dù chưa được cấp phép nhưng đã làm mưa làm gió ở thị trường Việt Nam nhờ giá cả cạnh tranh đến khó tin và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
2 phút trước - Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn ĐBQH TP.HCM): “Mấy ngày nay, báo chí và mạng xã hội nhắc nhiều đến Temu, tôi mới đầu cũng không biết Temu là gì, nhưng nay tìm hiểu và có vào xem”.
14 phút trước - Nhằm đáp ứng nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng ngày càng gia tăng và nâng cao hơn nữa sự hài lòng của khách hàng, VinFast đang tập trung thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển mạng lưới xưởng dịch vụ, đào tạo nâng cao tay nghề, kỹ năng cho đội ngũ kỹ...
17 phút trước - Đánh giá về tình hình kinh tế Việt Nam, báo cáo mới nhất của HSBC cho biết, kinh tế của Việt Nam tiếp tục phục hồi vững vàng hơn trong năm 2024.