ttth247.com

Phó thủ tướng: Không đủ cơ sở khẳng định có hay không lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật

Chiều 21-8, nêu ý kiến chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh (TP.HCM) cho biết công tác xây dựng pháp luật liên quan đến trách nhiệm của tất cả các bộ, ngành và địa phương.

Có biểu hiện nhưng mức độ đến đâu thì "không dám khẳng định"

Dẫn việc ngày 27-6, Bộ Chính trị ban hành quy định 178 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật, bà Hạnh đề nghị bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết thời gian qua, có tình trạng lợi ích nhóm, lợi cục bộ trong xây dựng pháp luật hay không.

Trả lời câu hỏi này, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nói "không đủ cơ sở để khẳng định có hay không" tình trạng lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.

Tuy nhiên, qua các vụ án tham nhũng, kinh tế cũng như kết luận về các vụ việc vi phạm do cơ quan thanh tra, kiểm tra ban hành, và thông tin do bản thân tiếp cận được, Phó thủ tướng thấy "có biểu hiện đó", nhưng mức độ đến đâu thì "không dám khẳng định".

Theo Phó thủ tướng, thời gian qua, Bộ Chính trị ban hành các quy định liên quan đến nhiều lĩnh vực, từ kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử cho đến thi hành án, xây dựng pháp luật…

Trong số trên, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật khó hơn cả, bởi đây là lĩnh vực có những đặc thù nhất định.

Phó thủ tướng nhấn mạnh xây dựng pháp luật là một công trình tập thể, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ bộ, ngành đến Chính phủ, các ủy ban, Ủy ban Thường vụ Quốc hội rồi Quốc hội…

Cũng vì là công trình tập thể, muốn xác định lỗi của ai thì phải cá thể hóa, phải gắn với quan hệ nhân quả, chứng minh được yếu tố vụ lợi trong quá trình xây dựng. 

"Cái này không thể bằng mắt thường hay hành chính mà có thể phát hiện được", ông Long nói. 

Sau khi có quy định số 178 của Bộ Chính trị, Phó thủ tướng nêu rõ Bộ Tư pháp đã tham mưu Chính phủ "quán triệt kỹ, chứ không phải nghe qua qua".

Tới đây, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục quán triệt, đồng thời hiện thực hóa các giải pháp trong dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Còn nợ một số văn bản quy định chi tiết

Trả lời chất vấn của đại biểu về việc ban hành văn bản quy định chi tiết, Phó thủ tướng Lê Thành Long cho biết tổng số văn bản Chính phủ và các Bộ cần xây dựng và ban hành là 261 văn bản quy định chi tiết.

Đối với 128 văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết đã có hiệu lực, đến thời điểm này ban hành được 106 văn bản, còn nợ 22 văn bản; so với những năm trước, tiến độ ban hành văn bản tốt hơn.

Về nguyên nhân chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, theo ông Long, có những văn bản nội dung khó, mặc dù đã được bàn thảo nhiều lần nhưng chưa có giải pháp.

Một trong những giải pháp đặt ra là sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của Chính phủ theo hướng quy định sát sao hơn và đôn đốc thực hiện tốt hơn cơ quan trình và Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ.

Tăng cường các cuộc làm việc trực tiếp để đôn đốc các cấp, các ngành tích cực soạn thảo, ban hành văn bản quy định chi tiết...

Về án hành chính, Phó thủ tướng cho biết số lượng tăng, tính từ trước đến nay có trên 1.700 bản án hành chính. Trong đó, trách nhiệm của Chính phủ và Bộ Tư pháp chỉ là theo dõi bản án đi vào tòa án nào; sau khi có bản án, việc tổ chức thi hành ra sao.

Một số tỉnh có án hành chính tồn đọng cao như Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Đắk Lắk, TP.HCM, Lâm Đồng, Kiên Giang, Hà Nội.

Một trong những giải pháp thời gian tới, theo Phó thủ tướng, là tăng cường kiểm tra, phối hợp với cơ quan tố tụng tổng kết đánh giá và đề xuất các giải pháp mới khi sửa đổi, bổ sung Luật Tố tụng hành chính.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng qua các vụ án tham nhũng, kinh tế, kết luận cho thấy có biểu hiện “lợi ích nhóm“, “lợi ích cục bộ“ trong xây dựng pháp luật
1 tháng trước - Chiều 21.8, tại phiên chất vấn của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Phó giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Nguyễn Thị Hồng Hạnh (đoàn đại biểu TP.HCM) gửi câu hỏi chất vấn Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long: 'Có tình trạng lợi ích nhóm,...
1 tháng trước - Bộ Công thương đề xuất nâng hạn mức bậc 1 biểu giá điện từ 50 lên 100 kWh, đồng thời tham mưu sửa đổi luật Điện lực theo hướng xóa bù chéo giữa các khách hàng sử dụng điện.
2 tuần trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 tháng trước - Sáng 5.8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7. Tham dự có Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.
Xem tin bài khác
19 phút trước - Hôm qua 19.9, TAND TP.HCM bắt đầu xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm ở giai đoạn 2 về các tội danh 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản', 'rửa tiền' và 'vận chuyển trái phép...
19 phút trước - Nhiều ý kiến ủng hộ việc cấm học sinh dùng điện thoại di động trong trường để tập trung học tập. Bên cạnh đó, một số bạn đọc cho rằng việc này nên áp dụng linh hoạt.
20 phút trước - Theo báo cáo năm 2023, chỉ riêng án dân sự đã có tới hơn 8.000 án bị hủy, sửa dẫn đến vụ án kéo dài, gây ra nhiều tốn kém, hệ lụy, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào công lý.
20 phút trước - Theo dự báo, dù cơn bão số 4 đã đi vào đất liền và tan trên khu vực miền Trung nước Lào, tuy nhiên khu vực từ Hà Tĩnh - Quảng Trị sẽ có lượng mưa rất lớn trong ngày 20.9.
20 phút trước - Bão số 4 đổ bộ vào đất liền và suy yếu, nhưng các địa phương miền Trung đã cảnh giác ứng phó cao độ, di dời dân trước nỗi ám ảnh sạt lở từng xảy ra trước đó…