ttth247.com

Phòng bệnh sau mưa lũ: Vì sao có nhiều ca nhiễm khuẩn 'ăn thịt người'?

Thạc sĩ - bác sĩ Trần Đăng Khoa, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết mưa bão là tình hình thời tiết khá thường gặp ở nước ta, do đó cũng góp phần làm một số bệnh hô hấp và bệnh truyền nhiễm sẽ bùng phát vào mùa này.

Các bệnh hô hấp

Viêm nhiễm hô hấp: Mùa mưa bão dễ gây các bệnh lý đường hô hấp, nhất là viêm hô hấp trên, viêm phế quản và viêm phổi. Cần chú ý bảo vệ đường hô hấp, tăng cường sức đề kháng, tránh dầm mưa, lội nước nhiều.

Hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Mùa mưa, mùa lạnh và viêm nhiễm cũng dễ khởi phát các cơn khó thở, cơn hen hay cơn COPD, thậm chí là bội nhiễm thành viêm phổi nặng.

Phòng bệnh sau mưa lũ: Vì sao có nhiều ca nhiễm khuẩn 'ăn thịt người'?- Ảnh 1.

Mùa mưa bão dễ gây các bệnh lý đường hô hấp, nhất là viêm hô hấp trên, viêm phế quản và viêm phổi

Ảnh minh họa: Pexels

Các bệnh truyền nhiễm

Bệnh Whitmore: Bệnh lây từ vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, còn được gọi là "vi khuẩn ăn thịt người" ở nước ta, vi khuẩn này thường tồn tại trong đất và nước nên mùa mưa bão là môi trường rất thuận lợi để nó phát triển.

Sốt xuất huyết dengue: Bệnh lây truyền qua muỗi nên mùa mưa là mùa tăng cường sinh sản của muỗi và dễ lây lan dịch bệnh.

Cúm: Bệnh lý thường gặp nhiều hơn vào mùa mưa, mùa lạnh ở nước ta, thường do các chủng cúm H1, H3 gây ra, nếu bị trên các cơ địa suy giảm miễn dịch như người già, trẻ em, phụ nữ có thai, bệnh mạn tính… thì có thể tiến triển thành viêm phổi nặng và nguy cơ tử vong cao.

Sởi: Bệnh lý lây truyền qua đường hô hấp, mùa mưa và mùa lạnh là điều kiện dễ lây lan.

Bệnh lý nhiễm trùng tiêu hóa: Mưa bão có khả năng làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển, vệ sinh, chế biến và bảo quản thực phẩm, nên có thể gây ra các bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa. Do độc tố có sẵn trong thức ăn, hoặc do vi sinh vật vào ống tiêu hóa phát triển và gây bệnh.

Bệnh nhiễm Leptospira: Là bệnh gây ra do xoắn trùng Leptospira, lây chủ yếu từ chuột và một số loài khác sang người qua môi trường đất nước tù đọng (cống rãnh, ao hồ có chứa vi khuẩn từ chất thải của động vật mang mầm bệnh).

Tiêm phòng sởi cho trẻ

ẢNH: T.N

Biện pháp phòng ngừa

Theo thạc sĩ - bác sĩ Trần Đăng Khoa, để phòng bệnh sau mưa lũ, chúng ta cần thực hiện các bước sau:

  • Giữ vệ sinh: Sử dụng nước sạch, rửa tay thường xuyên và đảm bảo môi trường khô ráo.
  • Sử dụng thực phẩm an toàn vệ sinh, ăn chín, uống sôi.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với nước ô nhiễm, sử dụng bảo hộ cá nhân như găng tay, khẩu trang.
  • Chăm sóc y tế kịp thời, đúng cách: Khi có bất cứ triệu chứng bất thường.
  • Vệ sinh môi trường, loại bỏ nước đọng và phòng ngừa muỗi đốt.
  • Cần chú ý tiêm ngừa, tránh nhiễm lạnh và khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp sớm khi có triệu chứng bệnh hen hay COPD tái phát.
  • Cần chú ý tiêm ngừa cúm, sởi ở nhóm người nguy cơ cao.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Thời điểm sau cơn bão Yagi gây sự cố mất điện trên diện rộng, nhiều gia đình đã sử dụng máy phát điện để duy trì sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng, việc sử dụng máy phát điện liên tục có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng,...
2 tuần trước - Có 7 loại tai nạn phổ biến thường gặp trong mưa lũ, bão lụt là, vậy xử lý, cứu giúp ra sao cho phù hợp, kịp thời?
1 tuần trước - Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị các cơ sở y tế không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế thanh toán đối với nạn nhân bị thương do bão lũ gây ra.
1 tuần trước - Với các bệnh viện, cơ sở y tế tại các vùng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, Bộ Y tế lưu ý, không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế thanh toán đối với các nạn nhân.
1 tuần trước - Sau bão lũ, bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa gia tăng. Khi bạn cảm thấy có nguy cơ, lập tức dùng ngón tay bấm mạnh vào điểm hạ lỵ và không ngừng xoa bóp có thể chế ngự bệnh này.
Xem tin bài khác
28 phút trước - Chị H.T.N (31 tuổi, ngụ tại Long An) bị nổi mụn nhỏ bằng hạt đậu, sau đó bất ngờ sưng tấy, đau nhiều và xuất hiện tình trạng sốt cao.
49 phút trước - Bệnh nhân đau bụng dữ dội được nhập viện cấp cứu với chẩn đoán viêm ruột, nhưng một ngày sau phát hiện vỡ ruột thừa, phải mổ cấp cứu.
49 phút trước - Ngày 25-9, AstraZeneca Việt Nam đã tổ chức "Ngày hội truyền thông dự phòng bệnh không lây nhiễm" tại Trường THPT Liên Hà, Hà Nội.
1 giờ trước - Dừa là loại trái cây nhiệt đới rất bổ dưỡng. Mọi người thường uống nước dừa và bỏ cơm dừa. Tuy nhiên, cơm dừa lại rất giàu dưỡng chất. Ăn cơm dừa vào bữa sáng có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe không ngờ.
1 giờ trước - TP HCM- Anh Bình, 32 tuổi, cao 1,6 m, sau 10 tháng điều trị béo phì, giảm 22 kg còn 85 kg, cải thiện tình trạng đau đầu gối, hết gan nhiễm mỡ.