ttth247.com

Phụ nữ Hồi giáo học võ tự vệ đối phó sóng bạo loạn ở Anh

Làn sóng bạo loạn ở Anh thúc đẩy lượng người đăng ký học võ tự vệ gia tăng, đặc biệt là phụ nữ Hồi giáo và thuộc nhóm sắc tộc thiểu số.

Tại một sân thể thao ngoài trời ở London ngày 10/8, Maya Hassan quan sát các học viên luyện tập trong lớp võ tự vệ do cô tổ chức. Chuyên gia võ thuật 28 tuổi muốn giúp đỡ phụ nữ da màu học cách đối phó với lạm dụng và xây dựng mạng lưới quan hệ, cũng như khả năng ứng phó làn sóng tấn công bạo lực và phân biệt chủng tộc.

"Lớp học khiến họ tự tin hơn", cô nói. "Họ sẽ biết cách tìm nơi giúp đỡ, tăng cường nhận thức xã hội, phát hiện bất ổn và thoát khỏi tình huống xấu".

Học viên trong lớp võ tự vệ của Maya Hassan tại London ngày 10/8. Ảnh: Reuters

Học viên trong lớp võ tự vệ của Maya Hassan tại London ngày 10/8. Ảnh: Reuters

Trên sân có khoảng 30 học viên nữ, đa phần là người Hồi giáo và sắc tộc thiểu số. Thầy dạy võ Stewart McGill cho hay số lượng phụ nữ đăng ký học đã tăng lên từ khi tình hình bắt đầu bất ổn. Anh dạy học viên cách tự vệ nhờ các đòn đá và tận dụng vũ khí bất ngờ như thắt lưng.

Học viên Elza, 24 tuổi cho hay cảm thấy tự tin hơn. "Chắc chắn là tôi không muốn dùng đến những ngón đòn này nhưng quả thực biết võ rất hữu ích và có lợi, nhất là gần đây đang có nhiều kẻ theo chủ nghĩa cực hữu phân biệt chủng tộc xuất hiện và nhằm mục tiêu vào người da màu", cô nói.

Làn sóng bạo loạn ở Anh đã kéo dài hơn một tuần, xuất phát từ tin đồn thất thiệt trên mạng rằng nghi phạm đâm tử vong ba bé gái ở Southport, tây bắc đất nước, là người Hồi giáo nhập cư. Người biểu tình đã bao vây nhà thờ Hồi giáo, đốt xe và đụng độ với cảnh sát, tấn công nhà cửa và doanh nghiệp do người nhập cư làm chủ, tấn công các khách sạn nơi người xin tị nạn trú ngụ.

Tell MAMA UK, nhóm theo dõi các sự việc chống người Hồi giáo, cho hay sự thù ghét nhằm vào người Hồi giáo đã tăng lên, đặc biệt từ tháng 10 năm ngoái, thời điểm bùng nổ xung đột Gaza.

Kể từ khi sóng bạo loạn ở Anh bắt đầu, tổ chức này đã nhận được hơn 500 cuộc gọi và thông báo trên mạng xã hội về các hành vi chống người Hồi giáo trên khắp đất nước.

Sunder Katwala, giám đốc tổ chức tư vấn British Future về các vấn đề di cư và bản sắc, nhận định nước Anh là "nền dân chủ đa sắc tộc", nhưng chính quyền thiếu chiến lược để hòa nhập các nhóm cộng đồng sắc tộc khác nhau. Trong khi những người đến từ Ukraine và Hong Kong được hỗ trợ thì nhóm khác lại không.

Hệ thống tị nạn đối mặt nhiều áp lực, số lượng đơn đăng ký tồn đọng lớn. Một số người Anh lo lắng lượng lớn người nhập cư đến nước họ sẽ tạo áp lực lên nhà ở, y tế và giáo dục.

Học viên quan sát hai huấn luyện viên thực thiện động tác võ tự vệ. Ảnh: Reuters

Học viên quan sát hai huấn luyện viên thực hiện động tác võ tự vệ. Ảnh: Reuters

Các cuộc bạo loạn phần lớn đã dừng lại từ khi hàng nghìn người chống phân biệt chủng tộc xuống đường biểu tình, bảo vệ các nơi dễ bị tấn công như trung tâm tư vấn nhập cư, nhà thờ Hồi giáo và khách sạn dành cho người tị nạn.

Hassan là công dân Thụy Sĩ gốc Somalia theo đạo Hồi. Cô chuyển tới Anh sinh sống từ năm 2008 bởi cảm thấy nơi đây chào đón cộng đồng sắc tộc thiểu số hơn nơi khác ở châu Âu. Cô đang tính mở thêm lớp dạy võ.

Tại Manchester, miền bắc nước Anh, nhóm vận động về quyền lợi người Hồi giáo Three Hijabis (Ba chiếc khăn trùm đầu), tuần trước tổ chức một hội nghị trực tuyến lớn về chủ đề tác động tâm lý của tình trạng bạo lực kỳ thị Hồi giáo. Khán giả đa phần là phụ nữ Hồi giáo.

Shaista Aziz, giám đốc nhóm, cho hay nhiều người không dám đi xa vì lo ngại. "Hôm nay, tôi khuyên một chị bạn mà tôi vô cùng yêu quý, rằng chị ấy nên cân nhắc bỏ khăn trùm đầu để đảm bảo an toàn khi đi qua vùng đông bắc", cô nói. "Các cuộc trò chuyện tương tự đang diễn ra trong cộng đồng người Hồi giáo ở Anh".

Thủ tướng Anh Keir Starmer, người đã ra lệnh tăng cường bảo vệ cộng đồng Hồi giáo, gọi những kẻ bạo loạn là "côn đồ phe cực hữu". Khoảng 800 người đã bị bắt, một số người đã bị truy tố và phải ngồi tù.

Huấn luyện viên giảng giải động tác cho một học viên. Ảnh: Reuters

Huấn luyện viên giảng giải động tác cho một học viên. Ảnh: Reuters

Các cuộc biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc vẫn có xu hướng tiếp diễn. Đối với Maki Omori, 23 tuổi, lớp học võ giúp cô chuẩn bị tinh thần tham gia biểu tình.

"Tôi cảm thấy sợ khi nghĩ tới việc mình sẽ phải bảo vệ bản thân như thế nào", Omori nói. "Tôi muốn chắc chắn nếu có chuyện xảy ra, tôi luôn sẵn sàng ứng phó".

Hồng Hạnh (Theo Reuters)

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 tuần trước - Hezbollah tuyên bố đã hoàn tất trả đũa Israel sau vụ ám sát chỉ huy cấp cao, đẩy sự chú ý sang Iran, nước cũng đã đe dọa sẽ "báo thù" vụ thủ lĩnh Hamas bị ám sát.
1 tháng trước - Donald Trump nguy cơ đi chệch hướng trong kế hoạch đối phó bà Harris, khi tập trung công kích chủng tộc, vấn đề có thể khiến cử tri xa lánh ông.
1 tuần trước - Bà Harris đang được đánh giá cao hơn ông Trump khi liên tục dồn ép, khiến đối thủ rơi vào thế phải giải thích trong cuộc tranh luận đầu tiên.
1 tháng trước - Chuyên gia Liên Hiệp Quốc cáo buộc Israel phạm tội 'diệt chủng' ở Dải Gaza, sau khi Israel ngày 10-8 không kích vào một trường học tại đây khiến 93 người chết. Israel đã lên tiếng về cuộc tấn công này.
4 ngày trước - Bà Laura Loomer, một nhân vật cực hữu có tiếng với nhiều thuyết âm mưu gây tranh cãi, đang xuất hiện thường xuyên bên cạnh cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại nhiều sự kiện gần đây.
Xem tin bài khác
10 phút trước - Thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah ngày 19.9 đã lên tiếng về vụ nổ của hàng trăm thiết bị liên lạc được các thành viên của lực lượng này sử dụng ở Li Băng.
43 phút trước - Mỹ chưa tính rút ngay hệ thống tên lửa tầm trung triển khai tại Philippines và đang thử nghiệm khả năng sử dụng hệ thống này nếu có xung đột ở khu vực.
1 giờ trước - Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen khẳng định ban lãnh đạo cấp cao và nhân dân Cuba rất mong chờ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp nhà nước đến Cuba.
1 giờ trước - Thủ tướng Lebanon kêu gọi Liên Hiệp Quốc cứng rắn với 'chiến tranh công nghệ' của Israel sau vụ nổ máy nhắn tin và bộ đàm làm chết 37 người.
2 giờ trước - Chính quyền Li Băng hôm nay 19.9 đã cấm mang máy bộ đàm và máy nhắn tin lên các chuyến bay từ sân bay ở thủ đô Beirut, theo Hãng tin Quốc gia Li Băng.