ttth247.com

Quỹ BHYT dư 40.000 tỉ đồng, Bộ Y tế đề nghị tăng quyền lợi người bệnh

Không để xảy ra đói nghèo, khánh kiệt sau cơn bạo bệnh

Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo luật Bảo hiểm y tế (BHYT) đã được Bộ Y tế tổ chức hôm nay 29.8, tại Hà Nội.

Tại hội nghị, Bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế, cho biết BHYT là chia sẻ rủi ro, người bệnh được công bằng trong tiếp cận chính sách và đồng thời cũng tính đến các yếu tố đảm bảo cân đối quỹ bảo hiểm y tế.

Quỹ BHYT dư 40.000 tỉ đồng, Bộ Y tế đề nghị tăng quyền lợi người bệnh- Ảnh 1.

Bộ Y tế đề xuất thêm quyền lợi cho người bệnh khi khám BHYT tại tuyến cơ sở, giảm tải tuyến trên

ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Theo bà Trang, không để tình trạng sau cơn bạo bệnh trở nên đói nghèo, khánh kiệt do gánh nặng chi phí y tế. Bởi vậy, BHYT còn là vấn đề an sinh xã hội. Do đó cùng với nguyên tắc bảo toàn quỹ, thì vẫn cần đưa chính sách an sinh xã vào và nhiều nhóm tham gia bảo hiểm y tế là do ngân sách nhà nước mua thẻ BHYT.

Thực tế, hơn 40% nguồn thu quỹ BHYT là từ ngân sách nhà nước, mua, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, trẻ dưới 6 tuổi, người cận nghèo, gia đình chính sách…

Bà Trang cho hay, mức thu của quỹ BHYT đạt 126.000 tỉ đồng/năm (trong 2023) và nguồn thu này tăng thêm từ tháng 7 năm nay, do tăng mức lương cơ bản.

Dự thảo luật BHYT đề xuất thêm các quyền lợi cho người bệnh, trong đó có nội dung cơ bản như: người bệnh khám chữa bệnh BHYT khi điều trị tại tuyến T.Ư, tỉnh khi về y tế tuyến huyện vẫn được hưởng nguyên quyền lợi về thuốc như tuyến trên. Nếu được chấp thuận, người bệnh sẽ không phải lên tuyến T.Ư điều trị, do đó còn giúp giảm tải tuyến T.Ư.

Về thủ tục hành chính, dự thảo luật BHYT đề xuất cắt giảm thủ tục chuyển tuyến điều trị.

Cụ thể: với các dịch vụ kỹ thuật điều trị tại địa phương chưa thực hiện, người bệnh được lên thẳng tuyến trên điều trị, vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi, mà không phải xingiấy chuyển tuyến điều trị. Sở y tế địa phương có trách nhiệm ban hành các danh mục dịch vụ y tế mà địa phương chưa thực hiện, căn cứ trên thực tế đã thẩm định, cấp phép hành nghề, để người dân biết, chủ động lên tuyến trên khi có bệnh.

Ngoài ra, trước thực tế thuốc, vật tư y tế do quỹ BHYT thanh toán bị thiếu hụt tại các bệnh viện công, khiến người bệnh BHYT phải tự mua. Để đảm bảo quyền lợi người bệnh, dự thảo luật BHYT đề xuất: các bệnh viện sẽ thanh toán cho người bệnh, sau đó, các chi phí này sẽ được quỹ BHYT thanh toán với bệnh viện.

Quỹ BHYT dư 40.000 tỉ đồng, Bộ Y tế đề nghị tăng quyền lợi người bệnh- Ảnh 2.

Bộ Y tế đề xuất mở rộng mức hưởng với bệnh nhân BHYT trên nguyên tắc cân đối thu, chi

ẢNH: TNO

"Điều chỉnh quyền lợi nhưng cân đối mức đóng và yêu cầu chăm sóc sức khỏe trong từng giai đoạn. Lần này đề xuất điều chỉnh một số quyền lợi nhưng không tăng bất thường chi phí từ quỹ BHYT", bà Trang khẳng định.

Kết dư nhưng vẫn cân nhắc nguy cơ âm quỹ

Góp ý về mở rộng phạm vi hưởng khi khám, chữa bệnh BHYT, ông Nguyễn Tất Thao, Phó trưởng ban Chính sách BHYT (BHXH Việt Nam), cho biết, bảo hiểm xã hội ủng hộ mở rộng quyền lợi với người bệnh, nhưng Bộ Y tế cần có đánh giá tổng thể, mỗi chính sách mở rộng thì quỹ BHYT sẽ chi trả thêm bao nhiêu, có đảm bảo cân bằng thu - chi quỹ BHYT.

Về thu, chi từ quỹ BHYT qua các năm, ông Thao cho biết, các năm 2005 - 2009, thanh toán khám chữa bệnh BHYT theo phí dịch vụ, không có trần thanh toán, bỏ cùng chi trả, quỹ BHYT đã bội chi trên 2.000 tỉ đồng.

Năm 2009 - 2015: điều chỉnh tăng mức đóng từ 3% lên 4,5% lương cơ sở; có quy định trần thanh toán và thực hiện cùng chi trả, quỹ BHYT đã cân đối được thu, chi.

Năm 2016 - 2023: giá dịch vụ y tế điều chỉnh, có thêm kết cấu phần lương nhân viên y tế, mở rộng danh mục thuốc, và gia tăng số lượt khám chữa bệnh sau đại dịch Covid-19, quỹ đã từng mất cân đối thu, chi. Chỉ 3 năm 2020 - 2022 là có kết dư lớn là do có dịch Covid-19. Riêng 3 năm có dịch Covid-19, quỹ BHYT kết dư trên 33.000 tỉ đồng do số lượt khám giảm mạnh và thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế nên chi trả giảm.

Hết 2023, tổng quỹ BHYT kết dư từ trước đến nay là 40.000 tỉ đồng, trong đó 33.000 tỉ đồng kết dư trong dịch Covid-19. Như vậy, kết dư quỹ BHYT chủ yếu là do giảm chi trong 3 năm có dịch Covid-19. Còn lại các năm khác hầu như đều âm.

Đại diện BHXH cho rằng, nếu kết cấu chi phí quản lý vào giá dịch vụ y tế thì sẽ tăng chi khoảng 2.500 tỉ đồng/năm. Nếu kết cấu các chi phí khấu hao thiết bị y tế, tài sản cố định vào giá dịch vụ y tế thì quỹ BHYT sẽ tăng chi từ khoảng 67.000 tỉ đồng. Do đó, Bộ Y tế cân nhắc về cân đối thu - chi khi mở rộng quyền lợi người bệnh BHYT.

Bộ Y tế đề xuất mở rộng quyền lợi khám, chữa bệnh và cắt giảm thủ tục hành chính phiền hà. Các đề xuất đều có đánh giá tác động chính sách, trong đó, thuận lợi hơn cho người bệnh BHYT, và đề xuất trên nguyên tắc cân đối thu - chi, để đảm bảo cho người bệnh BHYT được tiếp cận dịch vụ y tế. Để cân đối quỹ, có thể cân nhắc phương án điều chỉnh mức phí đóng BHYT phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

(Bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế)

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Bộ Y tế đề xuất người mắc bệnh hiểm nghèo, hiếm, nặng sẽ được chuyển thẳng cơ sở y tế tuyến trên mà không cần theo trình tự khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
1 tháng trước - Bộ Y tế đề xuất quy định tỉ lệ hưởng bảo hiểm y tế 100% trong phạm vi mức hưởng đối với một số trường hợp đặc thù, người bệnh được chẩn đoán xác định mắc bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo…
1 tháng trước - Bộ Y tế đề xuất BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh cho người mắc bệnh hiểm nghèo trong đó có ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
1 tháng trước - Cử tri Phú Yên kiến nghị giới chức sớm ban hành chính sách hỗ trợ 100% người mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư, chạy thận, song Bộ Y tế cho rằng việc này sẽ ảnh hưởng cân đối Quỹ BHYT và người bệnh khác.
1 tháng trước - Bộ trưởng Bộ Y tế vừa có Công văn 4158/BYT-BH gửi Bảo hiểm xã hội (BHXH) VN, sở y tế các tỉnh thành, các cơ sở điều trị công lập và tư nhân về nâng cao trách nhiệm quản lý, sử dụng quỹ BHYT.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
5 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
5 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.