ttth247.com

'Rối loạn tình dục ở phụ nữ thường bị lãng quên'

Các chuyên gia cho rằng rối loạn tình dục ở phái nữ thường bị lãng quên, chủ yếu xuất phát từ tâm lý còn ngại ngùng của phụ nữ Á Đông, chưa nhiều nơi có chuyên khoa điều trị các vấn đề này.

"Rối loạn chức năng tình dục nữ là chủ đề thường bị lãng quên, bị hiểu lầm, thiếu nghiên cứu và thường không được thảo luận công khai, trong khi đây là một vấn đề ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của nhiều phụ nữ", PGS.TS Nguyễn Quang, Chủ tịch Hội Y học Giới tính Việt Nam, nói tại hội thảo quốc tế điều trị rối loạn tình dục nữ do Bệnh viện Bình Dân phối hợp tổ chức, ngày 25/10.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam, hơn 150 các bác sĩ, chuyên gia trong các lĩnh vực như nam khoa, tiết niệu, y học giới tính, tình dục học, sản phụ khoa, nội tiết, tâm thần, thẩm mỹ, các nhà tư vấn tâm lý, xã hội học... được cập nhật kiến thức về chẩn đoán và điều trị rối loạn tình dục nữ, bởi các giáo sư đến từ Mỹ, Italy, Đức, Đan Mạch, Hàn Quốc... Chương trình diễn ra trong 2 ngày 25 và 26/10.

Theo phó giáo sư Quang, sức khỏe tình dục của phụ nữ là một phần không thể tách rời của sức khỏe tổng thể và xứng đáng được quan tâm, tôn trọng, đầu tư tài nguyên như bất kỳ lĩnh vực y tế nào khác. Do đó, cần đưa vấn đề này lên hàng đầu, đảm bảo rằng phụ nữ Việt Nam cũng như trên toàn thế giới được chăm sóc, không phải chịu sự sợ hãi, phán xét, hay kỳ thị.

Ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế, cho rằng những năm qua, về sức khỏe sinh sản, ngành y tế chủ yếu tập trung giảm tử vong mẹ, giảm tử vong trẻ, làm sao sinh sản an toàn, chưa quan tâm đến chức năng tình dục phụ nữ. Rất ít bệnh viện có khoa điều trị về rối loạn tình dục nữ giới. Trong khi đó, sức khỏe tình dục là khía cạnh vô cùng quan trọng, không thể tách rời của sức khỏe tổng thể, tác động qua lại lẫn nhau. Tình dục giúp điều hòa các sinh lý con người, nếu có rối loạn tình dục sẽ dễ có các rối loạn đi kèm về tim mạch, xương khớp, tâm lý...

"Nền văn hóa Á Đông thường coi tình dục là chuyện nhạy cảm cần ẩn giấu, vì vậy người ta ít khi bộc lộ ra khi có vấn đề, đặc biệt là những người đến tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh", ông Tuấn nói, thêm rằng mong muốn có chuyên khoa về sức khỏe tình dục, y học giới tính, thêm nhiều tài liệu, các kiến thức trong sách giáo khoa đề cập nội dung này.

Các chuyên gia tại hội thảo quốc tế điều trị rối loạn tình dục nữ, ngày 25/10. Ảnh: Trần Nhung

Các chuyên gia tại hội thảo quốc tế điều trị rối loạn tình dục nữ, ngày 25/10. Ảnh: Trần Nhung

Theo PGS.TS.BS Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc Bệnh viện Bình Dân, rối loạn tình dục nữ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người phụ nữ, từ đó tác động mối quan hệ và hạnh phúc gia đình. Các thống kê trên thế giới ước tính khoảng 40-50% phụ nữ ở mọi độ tuổi gặp ít nhất một rối loạn tình dục, trong đó Đông Nam Á là nơi có tỷ lệ cao.

"Thực tế tại Việt Nam hiện nay, điều trị rối loạn tình dục nữ vẫn còn là lĩnh vực cần được quan tâm hơn nữa", phó giáo sư Hưng nói. Trong điều trị rối loạn tình dục nữ, cần phối hợp đa ngành, đa lĩnh vực, đòi hỏi sự thấu hiểu và kết nối giữa các chuyên gia giúp khắc phục sức khỏe tế nhị cho nữ giới. Đến nay, cả nước chỉ có duy nhất Bệnh viện Bình Dân đủ hai chuyên khoa sâu để chăm sóc sức khỏe tình dục cho nam lẫn nữ, gồm Khoa Nam học và Khoa Niệu nữ - Niệu chức năng.

GS Annamaria Giraldi, nguyên Chủ tịch Hội Y học Giới tính Thế giới, cho rằng con người ai cũng có quyền có đời sống tình dục khỏe mạnh, hài lòng nhất, nhưng không phải ai cũng đạt được điều này. Trước đây, các nghiên cứu tình dục chủ yếu lệch về phía nam giới, gần đây mới bắt đầu nghiêng dần về phía nữ. Các rối loạn tình dục thường gặp là thiếu ham muốn, khó bị kích thích, không đạt được cực khoái, bị đau khi quan hệ, co thắt âm đạo...

Bà Annamaria đánh giá việc các bác sĩ thuộc nhiều chuyên ngành quan tâm, tham gia lớp học là tín hiệu tốt, cho thấy nỗ lực học tập để phục vụ tốt hơn nữa cho người bệnh Việt Nam trong chăm sóc sức khỏe tình dục phụ nữ. Chuyên ngành này phát triển sẽ giúp giảm nguy cơ phụ nữ gặp phải các khó khăn trong đời sống tình dục không biết tìm hướng điều trị, hoặc lựa chọn các giải pháp không chính thống, gây nhiều bất lợi với sức khỏe.

Còn theo phó giáo sư Quang, việc đào tạo lần này "thực hiện một bước quan trọng trong việc phá vỡ sự im lặng", nâng cao nhận thức và cung cấp cho các chuyên gia y tế Việt Nam những kiến thức và công cụ cần thiết để hỗ trợ phụ nữ gặp vấn đề này.

Lê Phương

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Tiền mãn kinh là khoảng thời gian bắt đầu quá trình chuyển đổi tự nhiên đến kỳ mãn kinh, đánh dấu sự kết thúc tuổi sinh sản ở nữ giới với nhiều thay đổi quan trọng.
1 tháng trước - Hà Nội- Ngồi bần thần ở hành lang bệnh viện phụ sản, Sương, 22 tuổi, đọc đi đọc lại chẩn đoán, không tin mình sẽ khó có con do cạn kiệt trứng.
1 ngày trước - Biểu hiện của người tăng ham muốn quá mức là có thể "yêu" chục lần một ngày. Chị N., 35 tuổi, ở Hà Nội,...
1 tháng trước - Viêm tuyến mồ hôi nung mủ (HS) là tình trạng viêm da, có thể xảy ra do kết hợp yếu tố di truyền, môi trường và hành vi, ảnh hưởng thai kỳ.
1 tuần trước - Hà Nội- Để vợ không phải dùng biện pháp tránh thai, anh Nam, 31 tuổi, quyết định triệt sản, dù bị nhiều người phản đối.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Ăn thịt gà mỗi ngày giúp bạn nhận được đủ axit amin thiết yếu và protein, nhưng có thể khiến bạn bị thiếu một số chất béo.
1 giờ trước - 'Các chuyên gia sẽ giải thích cách tính thời điểm thức dậy lý tưởng, và liệu thức dậy sớm hơn có tốt hơn không?'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
1 giờ trước - Xì hơi nhiều bất thường là dấu hiệu cho thấy cần thay đổi chế độ ăn uống. Chuyên gia y tế đề xuất các phương pháp giảm thiểu xì hơi, có thể thực hiện ngay tại nhà.
1 giờ trước - Khi mua kính thuốc, việc lựa chọn loại gọng và tròng kính phù hợp không chỉ dựa trên yếu tố thẩm mỹ mà còn phụ thuộc vào vấn đề mắt đang gặp.
2 giờ trước - Tuyến tiền liệt đóng vai trò cực kỳ quan trọng với sức khỏe sinh sản của nam giới. Nếu không có dịch tiết từ tuyến tiền liệt, tinh dịch sẽ không bao giờ thụ tinh được cho trứng. Cũng như nhiều cơ quan khác trong cơ thể, tuyến tiền liệt có...