ttth247.com

Sao cứ phải 'đơn xin', dùng giấy đề nghị, phiếu đề nghị thay thế được không?

Như Tuổi Trẻ Online phản ánh: Hiện nay nhiều dịch vụ giáo dục tăng thêm do trường cung cấp, phụ huynh, sinh viên phải trả tiền sử dụng nhưng vẫn phải "xin" để trường "cho".

Không chỉ riêng gì lĩnh vực giáo dục, một số ngành nghề khác vẫn còn tình trạng này.

Theo bạn đọc Trần Xuân Tiến, từ "xin" trong các mẫu đơn đã lỗi thời. Nếu không mạnh dạn xóa bỏ, có thể sẽ phát sinh những hệ lụy phiền hà, nhũng nhiễu.

Nhằm góp thêm góc nhìn, sau đây là chia sẻ của bạn đọc này.

"Xin - cho" tác động đến hành vi, nhận thức

Thời gian qua dù đã cải cách nhiều thủ tục hành chính nhưng từ "xin" vẫn còn tồn tại trong nhiều mẫu đơn, ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

Có thể liệt kê một số mẫu đơn có từ "xin" như: Đơn xin xuất hàng, Đơn xin nhập khẩu hàng hóa, Đơn xin gia nhập câu lạc bộ, Đơn xin cấp phép hoạt động, Đơn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn/hộ nghèo/cận nghèo, Đơn xin việc, Đơn xin ly hôn...

Xem qua những mẫu đơn như liệt kê trên, thật dễ dàng để có câu trả lời, tuy được sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống hằng ngày nhưng đều có chung từ "xin" trên tên của biểu mẫu.

Và còn có một điểm chung khác nữa, chính là vị thế của người viết biểu mẫu.

Một số trường hợp không ít người tiếp nhận biểu mẫu xử lý với thái độ bề trên, thậm chí thị uy, gây khó khăn, phiền phức trong quá trình thực hiện, tạo cảm giác khó chịu, ức chế cho người viết biểu mẫu.

Vì mong muốn công việc được giải quyết suôn sẻ, người viết biểu mẫu đành ngậm bồ hòn làm ngọt, vui vẻ hoan hỉ cho qua.

Trong nhiều trường hợp, việc dùng chữ "xin" trong các văn bản, biểu mẫu đã hình thành cơ chế "xin - cho" từ trong nhận thức, đến hành vi ứng xử của các bên liên quan, nhất là ở phía người "cho".

Lĩnh vực giáo dục cần tiên phong

Trong lĩnh vực giáo dục, không hiếm để bắt gặp những biểu mẫu tương tự: Đơn xin phép nghỉ học, Đơn xin đăng ký học phần chuyển đổi, Đơn xin cấp lại bằng tốt nghiệp, Đơn xin đăng ký dự thi cao học/nghiên cứu sinh.

Dù phải trả tiền cho các hoạt động, dịch vụ giáo dục nhưng người học vẫn phải dùng chữ "xin" trong các giấy tờ thủ tục?!

Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi nhận thức và có hành động phù hợp trước những thói quen không còn phù hợp với hoàn cảnh phát triển hiện tại. Mà lĩnh vực giáo dục, với vai trò khai phóng của mình, cần thể hiện tinh thần tiên phong trong việc xóa bỏ ý niệm "xin - cho".

Các trường học, cơ sở giáo dục đào tạo cần thay đổi cách dùng từ để trả lại sự bình đẳng, đúng bản chất trong những hoạt động xử lý thủ tục giáo vụ hành chính.

Về phía người học, chúng ta cũng có thể chủ động thay đổi chữ "xin" thành "đề nghị", "đăng ký" để thay đổi nếp nghĩ, nếp làm.

Chỉ cần thay đổi cách viết cũng giúp chúng ta thay đổi tư duy, hướng đến tinh thần hợp tác bình đẳng.

Khi xác định rõ bản chất sự việc thông qua cách dùng từ sẽ giúp thay đổi tâm thế và thái độ làm việc giữa người làm đơn và người tiếp nhận đơn, hạn chế sự nhầm lẫn về quyền và nghĩa vụ của cả hai bên.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Đại diện Bộ GD-ĐT cho rằng, khi xây dựng dự thảo mới về quản lý dạy thêm, học thêm, điều quan trọng bộ này hướng đến là 'điều trị' những hiện tượng tiêu cực, không đàng hoàng, ép học sinh học thêm chứ không cấm những nhu cầu có thực và...
1 tháng trước - Chưa đầy 20 tuổi, Trần Sỹ Minh Tiến đã đi được 2/3 chương trình cử nhân và có công việc toàn thời gian tại một tập đoàn công nghệ tài chính ở Anh quốc.
1 tháng trước - Không có tên trong danh sách học sinh, cháu vẫn được mẹ đưa đến trường dự lễ khai giảng. Nhưng ngày mai, khi tất cả học sinh đi học thì đứa trẻ ấy vẫn chưa thể bước vào lớp 1 vì không có giấy khai sinh.
1 tháng trước - Là địa điểm du học phi truyền thống, song những năm qua Đài Loan ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc về số lượng du học sinh Việt Nam. Đâu là những nguyên nhân thu hút người Việt đến du học Đài Loan?
1 tháng trước - Một số hướng dẫn mới trong dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm đọc qua thấy có sự ràng buộc nhưng trong thực tế mang tính hình thức nhiều hơn. Vì thế, dự thảo Thông tư mà Bộ GD-ĐT vừa công bố vẫn khiến dư luận băn khoăn.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Đề tham khảo Toán thêm phần trả lời ngắn, học sinh khó đoán bừa, trong khi đề Văn với ngữ liệu ngoài sách giáo khoa sẽ tránh học tủ, để giành điểm 8-9 trở lên không dễ, theo các giáo viên.
4 giờ trước - Sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề tham khảo các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 trong đó có ngữ văn, một số học sinh cuối cấp nói nội dung phù hợp với kiến thức đã học trên lớp nhưng sẽ thử thách để đạt điểm cao.
4 giờ trước - Một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa 17 là thông qua nghị quyết hỗ trợ học phí năm học 2024 - 2025 cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học sinh chương trình GDTX cấp THPT.
5 giờ trước - Từng đứng trước nguy cơ phải nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình, sinh viên Nguyễn Thị Thương giờ đây đang chuẩn bị tốt nghiệp, bước vào hành trình mới. Để đến được chặng đường hôm nay, một phần nhờ có sự đồng hành của Chương trình học...
5 giờ trước - Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh chụp tin nhắn của giáo viên gửi trong nhóm phụ huynh với nội dung từ chối nhận quà ngày 20/10 và 20/11.