ttth247.com

Sau bão lũ còn ngồn ngộn việc, xử lý ra sao?

Tuổi Trẻ ghi nhận một số ý kiến sau.

* Đại biểu TRẦN VĂN LÂM (ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách):

Vận dụng triệt để các quy định đã có

Hiện nay trong các luật đã có đầy đủ các quy định, chính sách liên quan việc hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh. Thực tế đợt đại dịch COVID-19 vừa qua đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ về thuế, phí, tín dụng... được áp dụng. 

Một số chính sách hiện nay vẫn đang được áp dụng để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi, phát triển.

Với những thiệt hại nặng nề từ đợt bão lũ vừa qua, việc áp dụng các chính sách khẩn cấp quy định trong luật để hỗ trợ, giúp đỡ các địa phương, người dân, doanh nghiệp là rất cần thiết.

Trong đó, hiện Chính phủ đã thực hiện việc hỗ trợ từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương để thực hiện khắc phục hậu quả, ổn định đời sống cho người dân sau cơn bão số 3. 

Hiện nay, trong luật cũng đã quy định rõ về việc miễn, giãn, hoãn, vay nợ không cần thế chấp ở một mức nào đó tại Ngân hàng Chính sách xã hội...

Do đó, tùy thuộc vào tình hình thực tế, các địa phương sẽ áp dụng hoặc đề nghị Chính phủ áp dụng các biện pháp hỗ trợ cho người dân, nhất là các hộ sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, doanh nghiệp... 

Ngoài ra có thể nghiên cứu đề xuất các chính sách hỗ trợ khác cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại để sớm phục hồi.

Việc tái thiết cơ sở hạ tầng vẫn phải sử dụng chính nguồn đầu tư từ dự phòng ngân sách trung ương, địa phương, điều tiết ngân sách trung ương hỗ trợ các nơi bị thiệt hại. 

Hiện nay, các quy định pháp luật đã cho phép được sử dụng chính sách tài khóa linh hoạt như nếu thấy cần thiết có thể tăng cường vay hay chuyển vốn đầu tư từ chỗ chưa cần thiết này sang chỗ cấp bách.

Đồng thời, luật cũng cho phép các địa phương có thể được vay từ các nguồn vốn hợp pháp, vay nước ngoài với tỉ lệ bằng số phần trăm nhất định với thu ngân sách trên địa bàn. 

Ví dụ, Quốc hội đã thông qua cơ chế, chính sách đặc thù mới cho TP.HCM, Hà Nội được nâng tổng mức dư nợ vay không quá 120% số thu ngân sách hay các địa phương khác tùy vào từng điều kiện cụ thể cũng được phép vay không quá 20 - 30%. Các địa phương có thể thực hiện theo đúng các trình tự, thủ tục, quy định về việc này.

* Đại biểu TẠ VĂN HẠ (phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục):

Ổn định cuộc sống người dân là cấp bách

Vấn đề tái thiết, đầu tiên là phải khắc phục lũ lụt, sạt lở để người dân ở các địa phương ổn định cuộc sống, nhất là với các gia đình mất nhà phải có chỗ ở tạm thời an toàn và khu, nhà tái định cư sau này. 

Đồng thời, quan trọng nhất là phải đảm bảo cung cấp được sớm nguồn nước sạch. Vấn đề môi trường sau lũ cũng rất cần được quan tâm. 

Ngoài ra, biến đổi khí hậu hiện rất khó lường nên phải có ngay các biện pháp gia cố, bảo vệ các đoạn đê, kè xung yếu, nhất là các đoạn vừa qua có nguy cơ bị vỡ. Bởi nếu chỉ cần có thêm một trận mưa bão tiếp theo sẽ khó có thể chống đỡ.

Tiếp đó, sau khi ổn định được cuộc sống, cần có các giải pháp kịp thời hỗ trợ về tài chính, các nguồn lực của Nhà nước và xã hội để người dân bị thiệt hại bởi bão lũ có thể khôi phục, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách nhanh nhất. 

Trong đó, đầu tiên phải hỗ trợ bằng ngân sách nhà nước. Tiếp đó, Chính phủ có thể chỉ đạo, đề nghị các ngân hàng cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề do bão lũ được giãn, hoãn, khoanh nợ các khoản đã và đang vay.

Với những dự án, hộ gia đình kinh doanh, nuôi trồng thủy hải sản, cây cối... dù bị thiệt hại nặng, không còn tài sản thế chấp, đảm bảo nhưng xét thấy vẫn có hiệu quả thì đề nghị các ngân hàng, nhất là ngân hàng chính sách, có thể xem xét cho vay tiếp để họ có cơ hội phục hồi, trả nợ.

Bên cạnh đó, nhiều cơ sở hạ tầng ở các địa phương như điện, đường, trường, trạm... bão lũ, sạt lở đất làm hư hỏng, tàn phá thì cần nguồn ngân sách để khôi phục. Các địa phương cần thống kê cụ thể, xem xét ngân sách địa phương rồi báo cáo Chính phủ để cân đối ngân sách trung ương hỗ trợ tái thiết.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Nước sông Hồng dâng nhanh, tràn vào khu dân cư ven sông ở quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm; chính quyền hạn chế xe tải qua cầu Chương Dương, dừng tàu chạy qua cầu Long Biên.
1 tuần trước - Ngày 10.9, PV Báo Thanh Niên đã có mặt ở nhiều địa phương; băng đèo, vượt núi vào các điểm lũ thiệt hại nặng nhất để đưa tin, cứu trợ người dân.
1 tuần trước - Tâm bão số 3 đang trên vùng ven bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng, gió vẫn mạnh cấp 12-13. Hà Nội tạm dừng hoạt động 2 tuyến metro.
5 ngày trước - Trong 40.000 cây gãy đổ, các đơn vị mới giải toả 660 cây, trồng lại 250 cây, số còn lại mới tạm xử lý để đảm bảo đi lại, nằm ngổn ngang ở vỉa hè, lề đường.
5 ngày trước - Trong hơn 40.000 cây gãy đổ, các đơn vị mới giải toả 660 cây, trồng lại 250 cây, số còn lại tạm xử lý nằm ở vỉa hè, lề đường.
Xem tin bài khác
59 phút trước - Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của bão số 4 khiến một số tuyến đường tại H.Hướng Hóa (Quảng Trị) sạt lở gây cản trở giao thông.
1 giờ trước - Hai phó thủ tướng cùng chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án.
1 giờ trước - Tối 19-9, Đồn biên phòng Đắc Pring (Bộ đội biên phòng Quảng Nam) cho biết sau nhiều giờ huy động cán bộ chiến sĩ cùng lực lượng địa phương, toàn bộ dân ở thôn 56B, xã Đắk Pre (huyện Nam Giang) đã được sơ tán tới nơi an toàn.
2 giờ trước - Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem tới những thông điệp lớn, quan trọng, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, với vai trò trung tâm của Liên Hiệp Quốc đối với hòa bình,...
2 giờ trước - Trong quá trình tránh trú bão số 4 ở Khánh Hoà, một ngư dân Bình Định trượt chân ngã đập đầu vào thành tàu cá rồi rơi xuống biển, tử vong