ttth247.com

Sầu riêng đông lạnh Việt Nam nhiều cơ hội vươn sâu vào thị trường Trung Quốc

Cạnh tranh trực tiếp với sầu riêng đông lạnh của Thái Lan, Malaysia

Thông tin Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh Việt Nam sang Trung Quốc được Bộ NN-PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký kết trong ngày 19.8, nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Trung Quốc là tin vui, được cộng đồng doanh nghiệp hồ hởi đón nhận.

Sầu riêng đông lạnh Việt Nam nhiều cơ hội vươn sâu vào thị trường Trung Quốc- Ảnh 1.

Sầu riêng đông lạnh được xuất khẩu sang Trung Quốc dự kiến thu về mỗi năm hơn 400 triệu USD

ẢNH: PHAN HẬU

Chia sẻ với Thanh Niên, ông Đặng Phúc Nguyên, Phó tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam, cho biết năm 2023, ngoài chi ra khoảng 6,7 tỉ USD để nhập khẩu sầu riêng tươi, Trung Quốc còn chi thêm hơn 1 tỉ USD để mua sầu riêng đông lạnh chủ yếu từ các nước Malaysia và Thái Lan.

Với nghị định thư đã ký kết, Việt Nam chính thức bước chân vào phân khúc thị trường sầu riêng đông lạnh, cạnh tranh trực tiếp với hàng của Thái Lan, Malaysia.

Ông Đặng Phúc Nguyên cho rằng, sầu riêng đông lạnh được xuất khẩu vào Trung Quốc là tin vui cũng là tín hiệu rất quan trọng cho ngành xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam chuẩn bị cho những xu hướng tiêu dùng mới ở thị trường Trung Quốc.

Theo các phân tích của chuyên gia Thái Lan, sầu riêng xuất khẩu trái tươi hiện nay chỉ ăn được khoảng 30% phần cơm sầu riêng, 70% còn lại là hột, vỏ. Giả sử mỗi năm Trung Quốc nhập 1 triệu tấn thì có 700.000 tấn là rác thải, nếu không được xử lý, đây sẽ là nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường

Dự báo trong tương lai, thị trường Trung Quốc sẽ chuyển mạnh sang tiêu dùng sầu riêng đông lạnh. Hiện nay, các nước xuất khẩu sầu riêng đông lạnh chủ lực vào Trung Quốc như Thái Lan, Malaysia đang chuẩn bị cho xu hướng này.

Sầu riêng đông lạnh Việt Nam nhiều cơ hội vươn sâu vào thị trường Trung Quốc- Ảnh 2.

Doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư công nghệ làm sầu riêng đông lạnh xuất khẩu đi EU, Mỹ... sẽ không khó để chinh phục thị trường Trung Quốc

ẢNH: CAO TRÍ

Ông Đặng Phúc Nguyên nhìn nhận, đối với sầu riêng đông lạnh, Việt Nam sẽ có lợi thế về nguồn nguyên liệu khi có sầu riêng thu hoạch quanh năm. Nhưng phải lưu ý, khi chuyển sang sầu riêng đông lạnh, yếu tố lợi thế của Việt Nam là chi phí logistics, vị trí địa lý gần Trung Quốc gần như sẽ loại bỏ khi cạnh tranh trực tiếp với hàng Thái Lan, Malaysia.

"Từ nghị định thư này, Việt Nam sẽ phải chuẩn bị giải quyết những vấn đề mới nổi lên trong ngành sầu riêng là phải chuẩn hóa từ giống sầu riêng, nâng cấp công nghệ cấp đông, bao bì tiện lợi thân thiện với môi trường nếu. Nguồn nguyên liệu đã có nếu ta chế biến giỏi, ngon, bao bì đẹp, thân thiện môi trường thì sẽ vươn chiếm lĩnh được thị trường", ông Nguyên nói.

Đưa sầu riêng Việt tiến sâu vào nội địa Trung Quốc

Đại diện địa phương có sản lượng hơn 1 triệu tấn sầu riêng mỗi năm, ông Vũ Đức Côn, Chủ tịch Hội Sầu riêng tỉnh Đắk Lắk, cho biết các doanh nghiệp đã chờ đợi tin vui sầu riêng đông lạnh được xuất khẩu vào Trung Quốc từ rất lâu và thực tế đã chuẩn bị cho sản phẩm này khi đầu tư các nhà máy chế biến sầu riêng. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã có sản phẩm sầu riêng đông lạnh xuất khẩu đi các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản... nên làm thị trường Trung Quốc sẽ không có nhiều khó khăn.

Ông Vũ Đức Côn nhấn mạnh, sầu riêng đông lạnh được xuất khẩu sang Trung Quốc cũng hóa giải "mối lo" đầu ra tiêu thụ, áp lực mùa vụ thu hoạch khi vào cao điểm. Khi doanh nghiệp không kịp xuất khẩu hàng tươi, có thể đưa sang chế biến đông lạnh.

Cũng theo ông Vũ Đức Côn, sầu riêng trái tươi đạt chất lượng, tiêu chuẩn xuất khẩu chỉ khoảng 60% sản lượng. Theo đó, 40% sản lượng có lại sẽ được đưa vào chế biến sầu riêng bóc múi, khối lượng xuất khẩu sẽ tăng rất cao.

Sầu riêng đông lạnh Việt Nam nhiều cơ hội vươn sâu vào thị trường Trung Quốc- Ảnh 3.

Bảo quản đến 2 năm, công nghệ chế biến sầu riêng đông lạnh cho chất lượng sản phẩm gần như trái tươi sẽ là điều kiện để sản phẩm này của Việt Nam đi sâu vào thị trường Trung Quốc

ẢNH: CAO TRÍ

Chia sẻ góc nhìn doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ cấp đông rau quả xuất khẩu, ông Trần Quang Trí, Công ty TNHH DV GOODPRICE Việt Nam (TP.HCM), cho hay hiện tại có 3 phương pháp cấp đông nông sản nói chung và sầu riêng nói riêng.

Cấp đông nitơ là sử dụng nitơ lỏng để cấp đông nguyên trái sầu riêng sau đó bảo quản ở -18 độ C. Cấp đông băng tải IQF là dùng một thiết bị có băng tải, để sầu riêng lên đó và cho chạy vào buồng đông khi chạy ra sầu riêng sẽ được đông cứng đến nhiệt độ -40 độ C. Cấp đông bằng hầm cấp đông là người ta sử dụng hầm đông lớn bỏ sầu riêng vào các khay hoặc rổ, chạy hầm đông từ 4 - 8 tiếng ở -42 độ C để sản phẩm được cấp đông.

"Nếu cấp đông bằng khí ni tơ thì rã đông chất lượng sầu riêng đạt 95 - 100% như trái tươi. Cấp đông IQF đạt từ 90% trở lên so với trái tươi. Còn cấp đông hầm thì đạt khoảng 70% chất lượng trái tươi trong điều kiện bảo quản lên tới 2 năm", ông Trí nói.

Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Giám đốc Công ty xuất khẩu nông sản Vina T&T, không quá lo lắng về năng lực, công nghệ cấp đôngsầu riêngcủa các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, có khoảng 50 - 60 doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ cấp đông chuyên làm sầu riêng xuất khẩu đi các thị trường xa như Mỹ, EU... Nếu tính làm cấp đông rau quả nói chung phải lên tới hàng trăm doanh nghiệp.

Ông Tùng cũng nhấn mạnh, nếu xuất khẩu trái tươi sang Trung Quốc như hiện nay, thời gian bảo quản ngắn ngày nên sầu riêng chỉ bán được ở các thị trường không quá xa biên giới. Trong khi đó, sâu trong nội địa Trung Quốc, người tiêu dùng có thu nhập cao cũng có nhu cầu rất lớn đối với sầu riêng nên sản phẩm đông lạnh sẽ là lợi thế.

"Khi được xuất khẩu sầu riêng đông lạnh thì chúng ta không lo lắng về thời gian bảo quản cho sầu riêng như hiện nay nữa, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để đưa sầu riêng vươn sâu vào các tỉnh Đông bắc Trung Quốc, đây là thị trường rất nhiều tiềm năng", ông Tùng nói.

Cũng theo ông Tùng, thông thường cơ cấu xuất khẩu sản phẩm chế biến sẽ chiếm khoảng 20% so với trái tươi. Nếu tính theo giá trị xuất khẩu sầu riêng Việt Nam vào Trung Quốc trong năm 2023 thì dự báo trong năm tới, ngành sầu riêng sẽ có thêm trên 400 triệu USD nhờ xuất khẩu sản phẩm sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - 7 tỷ USD là kim ngạch xuất khẩu rau quả năm nay có thể đạt được, mức cao kỷ lục từ trước tới nay.
1 tuần trước - Thị trường Trung Quốc cần 4 tỷ quả dừa mỗi năm, nhưng với hàng nhập khẩu chỉ cần phát hiện lẫn lá, dính đất,... thì cả lô hàng sẽ bị loại ngay.
14 giờ trước - Thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất là Trung Quốc sẽ chi hơn 10 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng này trong thời gian tới. Song, lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật cũng đưa ra những cảnh báo với sầu riêng Việt khi xuất khẩu sang thị trường Trung...
3 tuần trước - Khởi nghiệp ngót hai thập kỷ, hiện sở hữu chuỗi trái cây nhập khẩu 55 cửa hàng ở cả Hà Nội và TP HCM, nhưng khi Google cái tên “Nguyễn Xuân Hải” – Founder kiêm CEO Klever Fruit, kết quả ít đến ngạc nhiên.
2 tuần trước - Các khách nước ngoài mạnh tay gom mua giúp Việt Nam thu về hơn 4,63 tỷ USD nhờ xuất khẩu rau quả. Nhiều nông dân cũng trở thành tỷ phú trên vườn đồi sau vụ mùa bội thu.
Xem tin bài khác
3 phút trước - Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán.
48 phút trước - Để khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân, nhà trọ cho thuê, nhiều kiến nghị, đề xuất giảm các loại thuế như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…
4 giờ trước - Lãi suất giảm sẽ tác động như thế nào đến hàng nghìn tỷ USD trong các chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiết kiệm lợi suất cao?
4 giờ trước - Nhìn rộng hơn từ đầu năm, thị giá CTP đã “leo dốc” tới 722% chỉ sau chưa đầy 9 tháng, vốn hóa theo đó đạt khoảng 448 tỷ đồng.
4 giờ trước - Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này vừa tăng vọt lên xấp xỉ 10.000 tỷ đồng, mức kỷ lục kể từ khi niêm yết năm 2006.