ttth247.com

Sở GD-ĐT TP.HCM: Không gây áp lực, quá tải cho học sinh và giáo viên

Đó là một số những nội dung trong văn bản hướng dẫn một số hoạt động đầu năm cho học sinh và chuẩn bị vào năm học mới 2024-2025 cấp tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị các trưởng phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức và các quận huyện; hiệu trưởng các trường phổ thông nhiều cấp học (có cấp học tiểu học) nghiêm túc thực hiện.

Sở GD-ĐT TP.HCM: Không gây áp lực, quá tải cho học sinh và giáo viên- Ảnh 1.

Học sinh một trường tiểu học tại TP.HCM tựu trường tháng 8.2024

THÚY HẰNG

Tiết học đầu tiên buổi sáng từ 7 giờ 30 trở đi

Trong văn bản mới ban hành chiều qua, 30.8.2024, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Bảo Quốc đề nghị nhà trường cần bảo đảm khung thời gian mỗi ngày ở bậc tiểu học, đối với các lớp học 2 buổi/ngày như sau: Thời gian vào tiết đầu tiên của buổi sáng từ 7 giờ 30 trở đi và không trễ hơn 7 giờ 45. Thời gian vào tiết đầu tiên của buổi chiều không sớm hơn 13 giờ 30.

"Hiệu trưởng chủ động sắp xếp kế hoạch nhà trường, xây dựng thời khoá biểu linh hoạt, phù hợp, mỗi ngày thực hiện tối thiểu 7 tiết, khuyến khích thực hiện sáng 4 tiết, chiều 3 tiết. Bên cạnh 7 tiết trong chương trình giáo dục phổ thông mỗi ngày, nhà trường có thể xây dựng chương trình nhà trường và kế hoạch tổ chức thêm các hoạt động khác tuỳ theo nhu cầu và năng lực của học sinh và thỏa thuận với cha mẹ học sinh", Sở GD-ĐT TP.HCM hướng dẫn.

"Sau giờ học mỗi ngày, nhà trường có thể xây dựng kế hoạch tổ chức các CLB sau giờ chính khóa cho học sinh cho đến khi học sinh được đón về. Các kế hoạch này phải được cấp trên có thẩm quyền phê duyệt trước khi tiến hành", lãnh đạo Sở GD-ĐT nhấn mạnh.

Hiệu trưởng chịu trách nhiệm các hoạt động liên kết

Về thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025, Sở GD-ĐT đề nghị các đơn vị xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số theo Công văn số 3899/QĐ-BGDĐT 30/7/2024 của Bộ GD-ĐT về hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số cấp tiểu học.

"Trang bị kỹ năng công dân số giúp học sinh có kỹ năng và năng lực học tập, sống và làm việc an toàn, hiệu quả trong môi trường số ngày càng phát triển trên cơ sở khung năng lực số dành cho học sinh phổ thông; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, trình độ phát triển nhận thức của học sinh tiểu học và điều kiện của nhà trường; bảo đảm mục tiêu, yêu cầu cần đạt của các môn học/hoạt động giáo dục có liên quan; thúc đẩy tổ chức dạy học tích hợp, giáo dục STEM; không gây áp lực, quá tải cho học sinh và giáo viên", lãnh đạo Sở này nhấn mạnh.

Sở GD-ĐT TP.HCM: Không gây áp lực, quá tải cho học sinh và giáo viên- Ảnh 2.

Học sinh lớp 1 ở TP.HCM tựu trường năm học 2024-2025

THÚY HẰNG

Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT cũng đề nghị các trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và xây dựng chương trình nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh như dạy tiếng Anh tăng cường, dạy tiếng Anh qua toán và khoa học, tổ chức giáo dục kỹ năng sống, giáo dục STEM, giáo dục kỹ năng công dân số.

Đáng chú ý, Sở này cho hay hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm và tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ năng lực; thời hạn giấy phép hoạt động; tính hợp pháp của chương trình đã được thẩm định/phê duyệt/đánh giá (kỹ năng sống, STEM, kỹ năng công dân số, dạy học ngoại ngữ, tin học...); nhân sự (giáo viên/báo cáo viên/huấn luyện viên/cộng tác viên) có tên trong danh sách được phê duyệt xin cấp phép; cơ sở vật chất... của các đơn vị liên kết.

Chương trình nhà trường phải được phòng GD-ĐT phê duyệt trước khi tổ chức các hoạt động giáo dục trong các trường tiểu học theo Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28.2.2014 của Bộ GD-ĐT về Quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá và Nghị định số 24/2021/NĐ-CP ngày 23.3.2021 quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập...

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
3 giờ trước - Ớn lạnh, nổi gai ốc, không dám xem hết hình ảnh, video... là những cảm giác của những người tham gia buổi tập huấn, khi nghe trung tá Bùi Thái Đức, chuyên viên chính Phòng Tham mưu, Công an TP.HCM điểm lại những vụ bạo hành trẻ em chấn...
2 tuần trước - Một số chuyên gia bày tỏ đồng tình với đề xuất dừng quy đổi điểm 10 xét tốt nghiệp THPT với chứng chỉ ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT, cho rằng điều này sẽ giảm bất công trong giáo dục, tăng cơ hội việc làm cho giáo viên.
1 tháng trước - Ngày 19.8, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024 và triển khai nhiệm vụ năm học mới. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
1 tuần trước - Hiện nay, dù chưa có nhiều trường tổ chức họp phụ huynh đầu năm nhưng thông tin về lạm thu đã bắt đầu rục rịch trên một số diễn đàn. Đế ngăn chặn “căn bệnh“ lạm thu trong trường học, nhiều địa phương đã có chỉ đạo chấn chỉnh tình trạng này.
2 tuần trước - Năm học mới 2024-2025 đã đến, nhiều giáo viên, nhà quản lý trường bày tỏ niềm vui, sự kỳ vọng nhưng xen lẫn sự hồi hộp, lo lắng về chương trình, giáo viên, sách giáo khoa...
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
2 giờ trước - Huân chương Cành cọ hàn lâm ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của TS Phan Thị San Hà trong việc xây dựng và phát triển Trung tâm CARE, cũng như bồi đắp mối quan hệ giữa Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) và các đối tác Pháp.
3 giờ trước - Nhiều sinh viên có sản phẩm đăng trên báo Tuổi Trẻ, một số sinh viên xuất sắc có tư duy đề tài và hoàn thiện sản phẩm truyền thông như phóng viên.
3 giờ trước - Khóa học do các chuyên gia trong lĩnh vực bán dẫn từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS)... hướng dẫn.
4 giờ trước - Trước 6 tuổi là giai đoạn “vàng” trong việc uốn nắn và định hình tính cách của con cái sau này.