ttth247.com

Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì về các khoản thu, hỗ trợ gây bức xúc thời gian qua?

Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì về các khoản thu, hỗ trợ gây bức xúc thời gian qua?- Ảnh 1.

Hình ảnh các thông tin về khoản thu trong trường học

Ảnh: PHHS CUNG CẤP

Chiều 10.10, tại buổi họp báo định kỳ do UBND TP.HCM tổ chức cung cấp thông tin các vấn đề kinh tế - xã hội của TP.HCM trong tuần qua, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có trả lời bằng văn bản về một số vấn đề liên quan đến việc thu chi, kêu gọi hỗ trợ xảy ra ở các Trường THPT Lê Thánh Tôn, Trường THCS Huỳnh Tấn Phát (quận 7), Trường tiểu học Chương Dương (quận 1)… gây bức xúc cho phụ huynh học sinh.

Kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân chưa thực hiện tốt

Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, các nội dung kêu gọi đóng góp đề cập nói trên là kinh phí hoạt động của ban đại diện CMHS của lớp, được tổ chức thu không đúng quy định. Các lớp đã lợi dụng danh nghĩa ban đại diện CMHS để thu các khoản thu ngoài quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22.11.2011 của Bộ GD-ĐT.

Sở GD-ĐT đã yêu cầu các cơ sở giáo dục nghiêm túc thực hiện các công văn về hướng dẫn chỉ đạo của Bộ, UBND TP và của Sở GD-ĐT về hướng dẫn thu, sử dụng học phí và các khoản thu khác, thực hiện chế độ miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2024-2025 của các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập; công văn tăng cường công tác quản lý các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, vận động tài trợ cho giáo dục và kinh phí hoạt động ban đại diện CMHS năm học 2024 -2025.

Sở GD-ĐT thông tin, các văn bản này đã được ban hành vào đầu năm học, đồng thời cơ sở giáo dục phải xây dựng dự toán các khoản thu theo nội dung hướng dẫn chuyên môn của ngành. Theo đó , tất cả các khoản thu phải được các đơn vị thông báo đầy đủ, công khai bằng văn bản đến phụ huynh, học sinh, sinh viên.

Trong đó lưu ý một số nội dung như sau: Kinh phí hoạt động của ban đại diện CMHS do ban đại diện CMHS quản lý, sử dụng và chỉ phục vụ các hoạt động trực tiếp của ban đại diện cha mẹ học sinh. Không sử dụng các khoản kinh phí này cho các mục đích sau: "Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường, trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh, vệ sinh lớp học, vệ sinh trường, khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường, mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường, hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục, sửa chữa nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường" (điểm b, khoản 4 Điều 10 Thông tư 55).

Sở cũng yêu cầu hiệu trưởng thống nhất với trưởng ban ban đại diện CMHS trường để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí của ban đại diện và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể ban đại diện trường thống nhất ý kiến. Không để phát sinh các nguồn thu bất hợp lý, không đúng quy định, tất cả các khoản thu phát sinh trong đơn vị phải do thủ trưởng trường quyết định theo các công văn hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền như đã nêu. Không để phát sinh khoản thu tại các lớp (quỹ lớp). Hiệu trưởng phải là người nắm rõ, hướng dẫn cho ban đại diện thực hiện đúng quy định và chịu trách nhiệm đối với những khoản thu bất hợp lý, không đúng quy định tại các lớp.

Cũng trong văn bản trả lời cung cấp trong buổi họp báo chiều nay, Sở GD-ĐT cũng đề nghị các phòng GD-ĐT tham mưu UBND quận/huyện/thành phố kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân chưa thực hiện tốt vai trò quản lý nhà trường, chưa thực hiện đúng quy trình vận động tài trợ, quy định về thu chi quỹ hoạt động ban đại diện CMHS để xảy ra các sự việc gây bức xúc trong dư luận.

Giải pháp giám sát việc thu chi

Tại đây, các cơ quan báo chí đặt câu hỏi Sở GD-ĐT TP.HCM có biện pháp nào để quán triệt, ngăn chặn việc thu quỹ không đúng quy định, gây ra dư luận xấu? Đồng thời, có kế hoạch nào để tăng cường sự giám sát từ phía các cơ quan quản lý đối với việc thu chỉ quỹ tại các trường học trong năm học này?

Sở GD-ĐT TP.HCM thông tin sở này đã có văn bản yêu cầu tất cả các khoản thu phải được các đơn vị thông báo đầy đủ, công khai bằng văn bản đến phụ huynh, học sinh, sinh viên; bộ phận tài vụ của nhà trường thực hiện thu tiền, phát hành biên lai, hóa đơn thu tiền cho từng học sinh, sinh viên, không giao cho giáo viên trực tiếp thu, chi tiền và đồng thời thực hiện đầy đủ các chế độ quản lý tài chính theo quy định. Yêu cầu tất cả khoản thu phải đảm bảo thanh toán không dùng tiền mặt.

Căn cứ các công văn hướng dẫn thu chi đầu năm học và hoạt động ban đại diện CMHS, các phòng GD-ĐT tham mưu UBND các quận/huyện chỉ đạo các phòng ban có liên quan phối hợp kiểm tra, giám sát, thành lập các đoàn kiểm tra tình hình thu chi đầu năm học tại các cơ sở giáo dục trực thuộc theo phân cấp; kịp thời chấn chỉnh tình trạng lạm thu hoặc thu các khoản trái quy định. Trong trường hợp các cơ sở giáo dục vi phạm về các quy định thu chi đầu năm học, đề nghị xử lý nghiêm tùy mức độ sai phạm theo phân cấp.

Sở GD-ĐT thành lập đoàn thanh kiểm tra các hoạt động thu chi đầu năm học nhằm chấn chỉnh tình trạng lạm thu hoặc thu các khoản trái quy định bao gồm tất cả các nội dung quỹ ban đại diện CMHS và thu vận động tài trợ đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Tại họp báo tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM định kỳ, được tổ chức chiều qua, 3.10, Sở GD-ĐT TP.HCM có những phản hồi về nhiều ý kiến 'đề nghị xóa bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh tại các trường phổ thông để tránh tình trạng lạm thu'.
1 tháng trước - Các giáo viên và phụ huynh có trách nhiệm trong việc học tập của con đều cho rằng để góp phần mang lại môi trường học đường văn minh, chống lạm thu thì cần sự góp sức của nhiều bên. Đặc biệt, phụ huynh không đứng ngoài cuộc.
1 tháng trước - Dù quy định đã khá rõ ràng nhưng không ít trường học còn mập mờ về các khoản thu tự nguyện, đặt phụ huynh vào sự đã rồi
2 tuần trước - Vì sao năm nào cũng nóng rực chuyện thu chi đầu năm dù các sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT các quận, huyện, thành phố năm nào cũng tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn chỉ đạo, triển khai các khoản thu; vẫn có thanh tra, giám sát?
1 tháng trước - Tính đến tháng 8.2024, toàn TP.HCM có 10.207 học sinh khuyết tật học hòa nhập tại 2.908 lớp của các trường từ cấp tiểu học đến THCS và THPT, bậc mầm non có 213 trẻ. Năm học mới 2024 - 2025, việc quan tâm chăm sóc giáo dục các trẻ đặc biệt...
Xem tin bài khác
2 giờ trước - Sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề tham khảo các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 trong đó có ngữ văn, một số học sinh cuối cấp nói nội dung phù hợp với kiến thức đã học trên lớp nhưng sẽ thử thách để đạt điểm cao.
2 giờ trước - Một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa 17 là thông qua nghị quyết hỗ trợ học phí năm học 2024 - 2025 cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học sinh chương trình GDTX cấp THPT.
3 giờ trước - Từng đứng trước nguy cơ phải nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình, sinh viên Nguyễn Thị Thương giờ đây đang chuẩn bị tốt nghiệp, bước vào hành trình mới. Để đến được chặng đường hôm nay, một phần nhờ có sự đồng hành của Chương trình học...
3 giờ trước - Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh chụp tin nhắn của giáo viên gửi trong nhóm phụ huynh với nội dung từ chối nhận quà ngày 20/10 và 20/11.
6 giờ trước - Theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sinh viên hệ vừa học vừa làm, hệ đào tạo từ xa sẽ được cấp học bổng khuyến khích học tập như sinh viên chính quy.