ttth247.com

Số lượng động vật hoang dã toàn cầu giảm 73% trong 50 năm qua

Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) cho biết hoạt động của con người đã và đang gây ra 'sự mất mát thảm khốc' cho các loài động vật trên Trái đất.

Theo dữ liệu động vật hoang dã toàn cầu, quần thể các loài động vật đang giảm mạnh trên phạm vi toàn cầu, từ voi tại những khu rừng nhiệt đới đến rùa biển Hawksbill ở rạn san hô Great Barrier, một trong những hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới.

Báo cáo Living Planet Report 2024 do WWF công bố cho thấy các quần thể động vật hoang dã trên toàn cầu đã giảm khoảng 73% trong nửa thế kỷ qua, từ năm 1970 đến năm 2020.

Số liệu được thống kê dựa trên gần 35.000 xu hướng quần thể của 5.495 loài lưỡng cư, chim, cá, động vật có vú và bò sát.

Xét theo khu vực, sự sụt giảm sinh vật lớn nhất diễn ra ở khu vực Mỹ Latinh. Trong khi đó các loài sinh sống ở môi trường nước ngọt lại suy giảm đáng kể nhất, với tỉ lệ lên đến 85%.

Người đứng đầu WWF Vương quốc Anh Tanya Steele cho biết việc mất đi môi trường sống tự nhiên đã đẩy nhiều loài sinh vật đến bờ vực tuyệt chủng. Đây cũng chính là mối đe dọa lớn nhất đối với các loài động vật hoang dã, tiếp theo là sự khai thác quá mức, bệnh tật, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.

Điển hình như số lượng cá heo sông Amazon đã giảm 60% do các nguyên nhân trên.

Theo giáo sư sinh thái học Tom Oliver từ Đại học Reading (Anh), báo cáo của WWF kết hợp với một số dữ liệu khác như sự suy giảm của các loài côn trùng có thể tạo thành một bức tranh toàn cảnh về sự sụp đổ của đa dạng sinh toàn cầu. Ông cho biết đây là một thực tế đáng lo ngại.

Tác giả kiêm cố vấn khoa học chính của WWF Mike Barrett lập luận chính các hình thức sản xuất và tiêu thụ thực phẩm của con người đã gây hại cho môi trường sống tự nhiên.

“Đừng chỉ cảm thấy buồn vì mất đi thiên nhiên. Đây là mối đe dọa đối với nhân loại và chúng ta thực sự phải hành động ngay từ bây giờ”, tác giả Mike Barrett nhấn mạnh.

Chia sẻ với BBC News, nhà nghiên cứu Valentina Marconi từ Viện động vật học London cho biết sự đoàn kết của các nhà lãnh đạo toàn cầu có thể đảo ngược tình hình này.

“Chúng tôi không cho rằng đây chỉ là trách nhiệm của những người dân bình thường, mà còn là trách nhiệm của doanh nghiệp và chính phủ”, bà Marconi chia sẻ.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
6 ngày trước - Người thay thế thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar sẽ có tính chất quyết định đối với khả năng lực lượng này đồng ý ngừng bắn và thả con tin tại Gaza hay không.
4 ngày trước - Ông Prabowo Subianto tuyên thệ nhậm chức tổng thống Indonesia nhiệm kỳ 2024 - 2029, với mục tiêu nâng mức tăng trưởng kinh tế của xứ vạn đảo lên 8%.
1 tháng trước - Tổng thống Pháp Emmanuel Macrons có lẽ đã thở phào khi bổ nhiệm được một thủ tướng mới, phá vỡ thế bế tắc suốt nhiều tháng qua. Nhưng đó chỉ là tạm thời, bởi cái giá phải trả có thể rất đắt.
3 tuần trước - Lệnh cấm xuất khẩu tạm thời cá hilsa đã gây ra một cuộc căng thẳng ngoại giao giữa Ấn Độ và Bangladesh, đồng thời làm khủng hoảng ẩm thực hai nước.
1 tháng trước - Nhiều người nghèo ở Mỹ mắc tiểu đường, béo phì vì lạm dụng đồ ăn nhanh, nhưng khó tiếp cận với những loại thuốc thế hệ mới có tác dụng giảm cân.
Xem tin bài khác
32 phút trước - Đó là chia sẻ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro và Bộ trưởng Kinh tế Malaysia Rafizi Ramli khi gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Kazan (Nga).
4 giờ trước - Điều tra của WSJ cho thấy nhiều tỷ phú Mỹ đang hậu thuẫn mạng lưới "chống gian lận bầu cử" trong nỗ lực ủng hộ Trump đến cùng trên đường đua vào Nhà Trắng.
4 giờ trước - Donald Trump tuyên bố sẽ sa thải công tố viên liên bang Smith, người phụ trách hai cuộc điều tra nhằm vào ông, "trong vòng hai giây" nếu đắc cử.
5 giờ trước - Mỹ và Qatar thông báo nối lại đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza, tìm hướng tiếp cận mới sau khi thủ lĩnh Hamas bị hạ sát.
5 giờ trước - Ngày 24-10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm đã tiếp Thượng tướng Trương Hựu Hiệp, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.