ttth247.com

Startup trang phục thể thao Riki Sport hút 3 ‘cá mập’ ra deal

Tham vọng chiếm lĩnh thị trường thời trang thể thao 

Theo nghiên cứu của Mordor Intelligence, quy mô thị trường trang phục thể thao toàn cầu ước tính tăng trưởng kép 4,51% và đến năm 2029 sẽ đạt tới quy mô gần 340 tỷ USD.

Tại Việt Nam, số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên trên toàn quốc đạt 36,7%; số gia đình tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 27,7% tổng số hộ. Số liệu này cho thấy thị trường trang phục thể thao tại Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng, đồng thời mở ra cơ hội cho các thương hiệu Việt xác lập vị thế tại thị trường nội địa.

Chị Vũ Như Yến - CEO Riki Sport đánh giá: “Trước năm 2019, thị trường đồ thi đấu bóng đá hoàn toàn không có khái niệm thương hiệu Việt. Tuy nhiên, ngày nay hơn 95% sản phẩm thấy trên sân cỏ mang thương hiệu Việt”.

Riki Sport là thương hiệu thời trang thể thao ra đời từ năm 2014, chuyên sản xuất và phân phối sản phẩm theo mô hình B2B (doanh nghiệp bán hàng tới doanh nghiệp), hiện có 6 nhà phân phối trên toàn quốc. Đứng trước nhu cầu to lớn của thị trường, startup này lên Shark Tank tìm kiếm nhà đầu tư cùng đồng hành để đưa thương hiệu Riki Sport đi xa với tầm nhìn trở thành doanh nghiệp cung cấp trang phục thi đấu thể thao hàng đầu Việt Nam.

Mục tiêu doanh thu mà Riki Sport đặt ra cho năm 2025 là 200 tỷ đồng, năm 2026 là 300 tỷ đồng, tỷ suất biên lợi nhuận đạt trên 17%. Những con số tài chính “khủng” là một trong những điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Startup 1.jpg
Chị Vũ Như Yến - CEO Riki Sport xuất hiện tại Shark Tank Việt Nam mùa 7 thu hút các nhà đầu tư

Bắt nhịp “sóng” thương mại điện tử

Để đạt được mục tiêu doanh thu trăm tỷ trong hai năm tới, chiến lược của Riki Sport là bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng, song song việc duy trì mô hình B2B. Cụ thể, startup này muốn phát triển thêm mô hình D2C nhằm tận dụng làn sóng mua hàng trực tuyến để tiếp cận nhanh tới người dùng cuối trên quy mô lớn. Với mức giá bán lẻ dao động từ 159 - 195 ngàn đồng/bộ trang phục, Riki Sport hoàn toàn có lợi thế để hiện thực hóa kỳ vọng này.

CEO Vũ Như Yến cho biết: “Mục tiêu ngắn hạn của em đến hết năm 2025 sẽ phủ rộng danh mục sản phẩm mà thị trường Việt Nam đang phát triển như môn cầu lông, môn pickleball... Song song đó, phát triển nhánh hàng riêng để xâm nhập thị trường bán lẻ và từ đó định vị thương hiệu nhiều hơn trên thương mại điện tử. Sự lan tỏa này sẽ thúc đẩy ngược lại kênh đại lý phát triển. Về lâu dài, sẽ phát triển song song 2 kênh”.

Hướng đi này của Riki Sport nhận được sự đồng tình của Shark Bình - vị “Cá Mập” công nghệ đang sở hữu các nền tảng giúp hỗ trợ toàn diện cho doanh nghiệp mở rộng mô hình D2C.

Startup 2.jpg
Hội đồng đầu tư đặc biệt quan tâm và đánh giá cao sản phẩm của Riki Sport

Tập trung phát triển trang phục thi đấu thể thao

Để có thể thu hút khách hàng, từ đó thu hút được nhà đầu tư, điều mấu chốt là Riki Sport phải xác định được lợi thế cạnh tranh của mình.

CEO Vũ Như Yến chia sẻ: “Chúng tôi chỉ tập trung trang phục thi đấu thể thao, điều mà ở thị trường Việt Nam không có nhiều thương hiệu mạnh hơn Riki Sport đang làm việc này. Ngoài ra, Riki Sport tập trung vào tính năng sản phẩm để làm thế mạnh cạnh tranh cho mình”.

Thực tế, Riki Sport bắt đầu với sản phẩm chủ lực là trang phục thi đấu bóng đá, sau đó dần mở rộng danh mục trang phục cho các môn thể thao khác như bóng chuyền, bóng rổ… Sau hơn 10 năm, startup này đã sở hữu hơn 100 bộ sưu tập trang phục thi đấu cho cả nam và nữ với thiết kế thời trang, đẹp mắt.

Đặc biệt, Riki Sport luôn chú trọng đến việc cải tiến tính năng của sản phẩm. Mới đây, Riki Sport đã cho ra mắt loại vải RPC, được cải tiến từ công nghệ R-Tech độc quyền của startup này. Với 90% polyester và 10% spandex và cấu trúc dệt kim đặc biệt, vải RPC có lỗ thoáng khí giúp tản nhiệt tốt hơn, có độ co giãn vượt trội và giữ được phom dáng trong thời gian dài. 

Với những tính năng này, sản phẩm của Riki Sport không chỉ mang đến sự thoải mái cho người dùng ngay cả khi vận động liên tục dưới thời tiết nắng nóng mà còn đảm bảo thời gian sử dụng lâu dài ngay cả khi sử dụng máy giặt.

Với những thế mạnh cạnh tranh của thương hiệu và tiềm năng thị trường trang phục thể thao còn lớn, Riki Sport đã được Shark Hưng, Shark Bình, Shark Thái đưa ra đề nghị đầu tư và cuối cùng chốt deal 15 tỷ cho 15% cổ phần với Shark Bình.

Startup 3.jpg
 Riki Sport chốt deal 15 tỷ cho 15% cổ phần với Shark Bình

Cùng xem lại màn thương thảo giữa CEO Riki Sport và Hội đồng đầu tư Shark Tank mùa 7 tại:

https://www.youtube.com/watch?v=U39Hm_3hc1c

Tham khảo thêm thông tin về Riki Sport: https://rikisport.vn/

Doãn Phong 

Source: vietnamnet.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Mặc dù đã đạt ngưỡng doanh thu trăm tỷ, Riki Sport vẫn luôn cố gắng "ra khỏi vùng an toàn" để lớn mạnh hơn, cụ thể bằng việc gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam mùa 7.
1 tháng trước - Startup may gia công đồ thể thao Riki Sport vừa lên Shark Tank Việt Nam gọi vốn 15 tỷ đồng. Mới bước chân vào mảng bán lẻ trên nền tảng TMĐT 3 tháng, không trình bày số liệu kinh doanh năm 2024, số liệu tương lai của startup thì Shark...
1 tháng trước - Xoay quanh chuyện đưa thương hiệu vượt “cửa tử” để vươn lên mạnh mẽ, CEO của hãng - ông Đặng Quốc Hưng đã có nhiều chia sẻ bất ngờ.
1 tháng trước - Elon Musk đang tận dụng toàn bộ đế chế của mình để nâng đỡ xAI.
1 tháng trước - Báo cáo của Goldman Sachs cho thấy câu chuyện AI thay thế con người có thể chỉ là một cú lừa.
Xem tin bài khác
16 phút trước - Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán.
1 giờ trước - Để khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân, nhà trọ cho thuê, nhiều kiến nghị, đề xuất giảm các loại thuế như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…
4 giờ trước - Lãi suất giảm sẽ tác động như thế nào đến hàng nghìn tỷ USD trong các chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiết kiệm lợi suất cao?
4 giờ trước - Nhìn rộng hơn từ đầu năm, thị giá CTP đã “leo dốc” tới 722% chỉ sau chưa đầy 9 tháng, vốn hóa theo đó đạt khoảng 448 tỷ đồng.
4 giờ trước - Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này vừa tăng vọt lên xấp xỉ 10.000 tỷ đồng, mức kỷ lục kể từ khi niêm yết năm 2006.