ttth247.com

Stress làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout thế nào

Stress không trực tiếp gây ra gout, nhưng có thể khiến nồng độ axit uric cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc các triệu chứng sưng đau khớp bùng phát.

Gout là loại viêm khớp phổ biến, xảy ra khi các tinh thể axit uric tích tụ trong các khớp gây viêm và đau. Ăn nhiều thực phẩm giàu purin (như thịt động vật, nội tạng, hải sản...), không uống đủ nước, mắc bệnh thận và dùng một số loại thuốc làm tăng axit uric trong cơ thể.

Stress là yếu tố khác gián tiếp làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gout. Mối quan hệ giữa gout và căng thẳng, lo âu, trầm cảm khá phức tạp. Nghiên cứu cho thấy khi căng thẳng, cơ thể có thể tăng nồng độ axit uric như một cách để kiểm soát. Khi nồng độ axit uric duy trì ở mức cao kéo dài, nguy cơ mắc bệnh gout cũng tăng lên.

Căng thẳng cũng có thể dẫn đến lối sống kém lành mạnh như ăn uống không cân bằng dinh dưỡng, uống ít nước và bỏ tập luyện thể thao, từ đó tăng thêm nồng độ axit uric. Theo thời gian tinh thể axit uric trong khớp hình thành, gây ra các triệu chứng gout.

Ngược lại, gout cũng có thể khiến người bệnh gia tăng căng thẳng. Tình trạng viêm mạn tính do gout có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn. Điều này là do một loại protein là cytokine gây viêm ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh lên não, góp phần dẫn đến trầm cảm.

Một nghiên cứu tổng hợp kéo dài 6 năm tại Mỹ trên gần 1,7 triệu người từ 65 tuổi trở lên cho thấy bệnh nhân gout có khả năng trầm cảm cao hơn 42% so với người không mắc bệnh.

Sưng đau khớp cổ chân là dấu hiệu đặc trưng của gout. Ảnh: Minh Minh

Sưng đau khớp cổ chân là dấu hiệu đặc trưng của gout. Ảnh: Minh Minh

Người mắc bệnh gout nên kiểm soát căng thẳng để hạn chế các triệu chứng bệnh như hít thở sâu, thiền, tập luyện yoga hoặc thái cực quyền, đọc sách, nghe nhạc. Thực hiện lối sống lành mạnh bằng cách ăn uống cân bằng dinh dưỡng, giảm thực phẩm giàu purin, ngủ đủ giấc, hạn chế uống bia rượu và caffeine, không hút thuốc lá.

Ở giai đoạn đầu, người bệnh gout mới tăng nồng độ axit uric trong máu, chưa hình thành các tinh thể gây viêm khớp nên thường không nhận biết triệu chứng. Đa số trường hợp phát hiện bệnh vào giai đoạn này thường không phải điều trị, có thể kiểm soát bằng các cách chăm sóc và thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt...

Ở những giai đoạn sau, bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh thay đổi lối sống và dùng thuốc giúp giảm đau và viêm, làm hạ nồng độ axit uric trong các đợt bùng phát gout. Người bệnh cũng nên nghỉ ngơi, chườm đá giảm sưng viêm và sử dụng thiết bị hỗ trợ như gậy, nẹp khi di chuyển. Nếu không điều trị, các đợt bùng phát thường kéo dài trong một hoặc hai tuần.

Dù là bệnh xương khớp lành tính, song những biến chứng của gout như gãy xương, sỏi thận, đái tháo đường... có thể gây tàn phế, đe dọa tính mạng. Người bệnh cần chú ý đến các bất thường của cơ thể để kịp thời khám và điều trị.

Anh Ngọc (Theo Healthline)

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Người bệnh tiểu đường dùng tỏi thường xuyên có thể giúp tăng tăng tiết insulin, giúp chỉ số đường huyết thấp và giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường.
1 tháng trước - Chỉ số cholesterol trong máu cao hơn bình thường có thể dẫn đến lắng đọng chất béo trong các mạch máu, tăng nguy cơ đau tim, dễ đột quỵ.
1 tháng trước - Nếu trước kia người mắc bệnh lý về tim mạch, nhồi máu cơ tim là người cao tuổi thì hiện nay nhiều người trẻ mắc bệnh này. Nguyên nhân “mới nổi” khiến người trẻ mắc bệnh là do thức khuya, stress kéo dài và ô nhiễm môi trường.
3 ngày trước - Hối hận vì thói quen ăn uống xấu của mình, anh Hạo chia sẻ: “Rất nhiều người trẻ, bận rộn cũng có thói quen uống nước ngọt tăng lực như tôi và tôi hy vọng mọi người sớm thay đổi trước khi quá muộn”.
1 tháng trước - Magiê không chỉ có tác dụng chống ung thư, chống lão hóa, stress, tim mạch, mà còn là chất quan trọng để tạo năng lượng cho sinh sản, trao đổi chất, loại bỏ độc tố, sửa chữa tế bào, giúp não hoạt động não. Cơ thể thiếu magiê nguy cơ gây...
Xem tin bài khác
30 phút trước - Anh Đ.P.D (29 tuổi, ngụ TP.HCM) làm việc tại một xưởng in, vài tháng gần đây anh cảm thấy cột sống bị đau thắt, trong một lần đang đứng thì bất ngờ ngã quỵ xuống đất.
30 phút trước - Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm vàng bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ sớm và tối ưu nhất, ba mẹ đừng trì hoãn hoặc...
39 phút trước - Thiếu vận động, không uống đủ nước, ăn nhiều đồ ngọt... là những thói quen hàng ngày của nhiều người đang ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe tổng thể.
1 giờ trước - Thời gian qua, Bộ Y tế liên tiếp phát cảnh báo về tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Trong đó, không ít vụ việc bị khởi tố liên quan đến việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.
1 giờ trước - Nhật Bản đối mặt khủng hoảng dân số bởi số trẻ sơ sinh giảm, dân số già và tổng số cư dân giảm.