ttth247.com

Sử dụng bao cao su thế nào để phòng ngừa bệnh tình dục

Chọn bao cao su phù hợp và sử dụng đúng cách giúp kiểm soát nguy cơ nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bao cao su là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục khi sử dụng đúng cách và thường xuyên. Bao cao su có thể ngăn chặn hoặc giảm sự trao đổi chất dịch cơ thể, tạo ra rào cản ngăn một số tiếp xúc da với dịch tiết hoặc vết loét. Các bệnh tình dục mà nó có thể ngăn ngừa như HIV, chlamydia, lậu, viêm gan B.

Tuy nhiên, ngay cả khi sử dụng đúng cách, bao cao su cũng không thể chống lại tất cả loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Một số bệnh lây qua tiếp xúc da kề da nên có thể lây truyền dù một hoặc cả hai người đều đeo bao cao su. Ví dụ, bao cao su không có tác dụng bảo vệ nhiều đối với các loại nhiễm trùng gây loét hoặc tổn thương ngoài bộ phận sinh dục như herpes sinh dục, mụn cóc sinh dục và giang mai.

Các loại bao cao su khác nhau có tác dụng bảo vệ cơ thể ở các mức độ khác nhau, tùy thuộc chất liệu, vị trí đeo bao và loại quan hệ tình dục.

Bao cao su latex: Đây là loại phổ biến nhất, làm từ mủ cao su, có thể ngừa thai và các bệnh tình dục hiệu quả. Tuy nhiên, sử dụng chất bôi trơn gốc dầu có thể làm hỏng bao cao su latex. Chỉ nên sử dụng chất bôi trơn gốc nước hoặc gốc silicon khi dùng loại này.

Bao cao su không phải latex: Các loại từ chất liệu nhựa như polyurethane, nitrile hoặc polyisoprene, thường được sử dụng bởi người dị ứng với latex. Chúng có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tình dục và tránh thai. Người trưởng thành có thể sử dụng bất kỳ chất bôi trơn nào với loại này, ngoại trừ bao cao su polyisoprene không phù hợp với chất bôi trơn gốc dầu.

Bao cao su từ da động vật: Các nhà sản xuất sử dụng lớp lót trong ruột động vật, thường là ruột cừu, để làm ra sản phẩm này. Chúng không thể chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng có thể làm giảm nguy cơ mang thai ngoài ý muốn. Chúng an toàn cho người bị dị ứng với latex và có thể chịu được bất kỳ chất bôi trơn nào.

Bao cao su ngoài: Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), đeo bao cao su bao phủ bên ngoài dương vật mỗi lần quan hệ tình dục là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây truyền bệnh tình dục.

Bao cao su trong: Loại này có thể đeo bên trong âm đạo hoặc hậu môn khi quan hệ tình dục. Chúng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, nhưng chưa rõ hiệu quả với đường hậu môn.

Hiệu quả phòng ngừa còn tùy thuộc loại bệnh. Nó có thể phòng ngừa tới 90% nếu được sử dụng đúng cách với bệnh lậu, HIV, viêm gan B. Tỷ lệ bảo vệ trước bệnh chlamydia khoảng 50-90%, với giang mai là 50-70%.

Sử dụng bao cao su là cách hiệu quả để ngăn ngừa lây truyền nhiều bệnh tình dục. Ảnh: Ngọc Phạm

Sử dụng bao cao su là cách hiệu quả để ngăn ngừa lây truyền nhiều bệnh tình dục. Ảnh: Ngọc Phạm

Bao cao su kém hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa herpes sinh dục (mụn rộp sinh dục) và HPV (virus gây mụn cóc sinh dục), vì chúng lây lan qua tiếp xúc da kề da. Nếu vết loét herpes hoặc mụn cóc sinh dục phát triển ở các vị trí của bộ phận sinh dục mà bao cao su không thể che phủ, những loại virus này vẫn có thể lây truyền. Nguy cơ lây truyền tăng lên nếu bao cao su bị rách hoặc sử dụng không đeo đúng cách và an toàn.

Cách giảm nguy cơ mắc bệnh tình dục và tối đa hiệu quả bảo vệ của bao cao su gồm:

- Kiểm tra ngày hết hạn để đảm bảo vẫn còn sử dụng được, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc vật sắc nhọn. Tránh để bao cao su trong túi, phòng tắm hoặc ôtô quá một tháng để tránh ẩm ướt hoặc hư hỏng do nhiệt.

- Đeo bao trước khi tiếp xúc da kề da, mỗi lần chỉ đeo một bao, không sử dụng bao cao su trong và ngoài cùng lúc.

- Sử dụng chất bôi trơn phù hợp.

- Cẩn thận tháo bao cao su sau khi quan hệ tránh để chất dịch cơ thể tiếp xúc da.

Anh Ngọc (Theo Medical News Today)

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh da liễu tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 tuần trước - Hầu hết trường hợp nhiễm HPV có thể tự khỏi, nhưng một số chủng gây nguy cơ ung thư như cổ tử cung, dương vật, hầu họng.
3 tuần trước - Tôi bị đau, chảy mủ ở vùng kín, đi khám phát hiện mắc bệnh lậu. Vợ tôi cũng bị lây bệnh, hiện cả hai điều trị bằng kháng sinh.
1 tháng trước - Tôi 37 tuổi, dự định tiêm vaccine HPV, có cần xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung để phát hiện virus không? (Ngọc An, Huế)
1 tháng trước - Giới chức Mỹ lo ngại về các ca nhiễm virus Oropouche do muỗi lây lan, gây chết người, đe dọa nước này trước bối cảnh khu vực Nam Mỹ ghi nhận hàng nghìn ca mắc.
1 tuần trước - Phụ nữ mắc chlamydia, lậu có thể vô sinh hoặc chửa ngoài tử cung, còn người mẹ bệnh giang mai dễ lây truyền sang con, gây nguy cơ sinh non.
Xem tin bài khác
8 phút trước - Thiếu chất là tình trạng rất phổ biến. Trong một số trường hợp, thiếu chất có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm khớp, bệnh tim, tiểu đường loại 2 và một số bệnh khác. Một số dưỡng chất nếu cơ thể bị thiếu hụt trong thời gian dài...
8 phút trước - Bệnh cúm nặng hơn cảm lạnh, vaccine được khuyến cáo tiêm hàng năm nhằm giúp ngăn bệnh nặng và biến chứng do cúm.
56 phút trước - Cô gái 19 tuổi phải điều trị tâm thần vì chứng vui vẻ quá mức, mua sắm vượt khả năng chi tiêu, ảo tưởng tài giỏi và quan hệ tình dục không kiểm soát.
1 giờ trước - Nghe người quen giới thiệu, Dung, 35 tuổi, ngụ TP HCM, mời thợ về tận nhà xăm chân mày thay đổi phong thủy, sau vài ngày bị đỏ rát, nhiễm trùng.
1 giờ trước - Người dân có cơ hội tiếp cận thuốc mới ngang bằng, thậm chí nhanh hơn khu vực khi Bộ Y tế đề xuất rút ngắn thủ tục cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc trong Luật dược sửa đổi, sắp được thông qua.