ttth247.com

"Sức khỏe" của nên kinh tế Hoa Kỳ quyết định hướng đi của thị trường

Đối với các nhà đầu tư, câu hỏi quan trọng mà họ quan tâm nhất hiện nay chính là liệu Fed có cắt giảm lãi suất kịp thời để ngăn chặn nguy cơ suy thoái kinh tế hay không.

Diễn biến của cổ phiếu, trái phiếu và đồng USD sau khi Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất sẽ phụ thuộc vào "sức khỏe" của nền kinh tế Hoa Kỳ.

Fed dự kiến sẽ bắt đầu một loạt đợt cắt giảm lãi suất vào ngày 18/9, sau khi tăng chi phí đi vay lên mức cao nhất trong gần hai thập kỷ. Dữ liệu của LSEG cho thấy, thị trường đang định giá khoảng 250 điểm cơ bản nới lỏng vào cuối năm 2025.

Theo Dữ liệu của Evercore ISI từ năm 1970, chỉ số S&P 500 đã giảm trung bình 4% trong 6 tháng sau lần cắt giảm đầu tiên của chu kỳ cắt giảm lãi suất, nếu nền kinh tế đang trong suy thoái. Con số này so sánh với mức tăng 14% của S&P 500 khi Fed cắt giảm trong giai đoạn không suy thoái. Và chỉ số này tăng 18% vào năm 2024.

Keith Lerner, đồng giám đốc đầu tư tại Truist Advisory Services cho biết: "Nếu nền kinh tế đang rơi vào suy thoái, việc cắt giảm lãi suất sẽ không đủ để hỗ trợ bù đắp cho sự sụt giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và mức độ bất ổn và thiếu tự tin cao".

Thực tế cho thấy, trái phiếu kho bạc hoạt động tốt hơn trong thời kỳ suy thoái, vì các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn của trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ. Trong khi đó, đồng USD có xu hướng tăng ít hơn trong thời kỳ suy thoái, mặc dù hiệu suất của nó có thể phụ thuộc vào cách nền kinh tế Hoa Kỳ hoạt động so với các nền kinh tế lớn khác trên toàn cầu.

Chứng khoán Hoa Kỳ đang chờ đợt tăng giá mới?

Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia thường dự đoán suy thoái sau khi sự việc đã xảy ra và hiện tại, các nhà kinh tế cho rằng, có rất ít bằng chứng cho thấy Hoa Kỳ hiện đang trải qua suy thoái. Rõ ràng, những điều kiện này báo hiệu tốt cho đợt tăng giá của chứng khoán Hoa Kỳ.

Khi lãi suất của Hoa Kỳ sắp cắt giảm, tỷ lệ "hạ cánh mềm" của nền kinh tế có thể quyết định hiệu suất cổ phiếu.

Về vấn đề này, theo James Reilly, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Capital Economics: "Dựa trên các chu kỳ nới lỏng trước đây, kỳ vọng của chúng tôi về việc cắt giảm lãi suất mạnh mẽ và không có suy thoái sẽ phù hợp với lợi nhuận mạnh từ cổ phiếu Hoa Kỳ".

Tuy nhiên, trên thực tế, nỗi lo về nền kinh tế suy thoái đã làm giá tài sản tăng vọt trong những tuần gần đây.

Bên cạnh đó, sự yếu kém trên thị trường lao động Hoa Kỳ đã góp phần gây ra những biến động mạnh trong chỉ số S&P 500. Trong khi mối lo ngại về tăng trưởng toàn cầu được phản ánh qua giá hàng hóa giảm mạnh, với giá dầu thô Brent giao dịch gần mức thấp nhất kể từ cuối năm 2021.

Sự không chắc chắn về việc liệu tăng trưởng chỉ đơn thuần đang quay trở lại xu hướng dài hạn hay là đang suy thoái nghiêm trọng hơn được phản ánh rõ ràng trên thị trường tương lai, vốn trong những ngày gần đây đã dao động giữa mức giá cắt giảm 25 hoặc 50 điểm cơ bản.

"Sức khỏe" của nên kinh tế Hoa Kỳ quyết định hướng đi của thị trường- Ảnh 1.

Đáng chú ý, tình hình kinh tế toàn cầu cũng rất quan trọng đối với các nhà đầu tư khi họ muốn đánh giá hiệu suất cổ phiếu trong dài hạn. Theo nghiên cứu của Ryan Detrick, chiến lược gia thị trường trưởng tại Carson Group, S&P 500 đã giảm trung bình gần 12% một năm sau lần cắt giảm ban đầu diễn ra trong thời kỳ suy thoái. Con số này cao hơn mức tăng trung bình 13% sau khi cắt giảm trong giai đoạn không suy thoái, khi các đợt cắt giảm nhằm mục đích "bình thường hóa" chính sách.

Còn theo dữ liệu của Evercore, nhìn chung, S&P 500 đã tăng 6,6% một năm sau lần cắt giảm lãi suất đầu tiên trong một chu kỳ - thấp hơn khoảng một phần trăm so với mức trung bình hàng năm kể từ năm 1970. "Trong số các ngành của S&P 500, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng tiêu dùng không thiết yếu có hiệu suất trung bình tốt nhất, cả hai đều tăng khoảng 14% một năm sau khi cắt giảm, trong khi chăm sóc sức khỏe tăng khoảng 12% và công nghệ tăng gần 8%", Evercore phân tích.

Kho bạc chứng kiến một đợt tăng giá lớn

Trái phiếu là một khoản cược có lợi cho các nhà đầu tư khi bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, lần này, Kho bạc đã chứng kiến một đợt tăng giá lớn và một số nhà đầu tư tin rằng chúng khó có thể tăng thêm nữa trừ khi nền kinh tế trải qua suy thoái.

Lợi suất trái phiếu kho bạc, biến động ngược với giá trái phiếu, có xu hướng giảm cùng với lãi suất khi Fed nới lỏng chính sách tiền tệ. Xưa nay, danh tiếng là nơi trú ẩn an toàn của trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, thì giờ cũng vẫn khiến chúng trở thành điểm đến phổ biến trong thời kỳ bất ổn kinh tế. Các nhà chiến lược của Citi phát hiện ra rằng, Chỉ số trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ của Bloomberg đã đạt mức trung bình 6,9% sau 12 tháng kể từ lần cắt giảm đầu tiên, nhưng đạt 2,3% trong các kịch bản kinh tế "hạ cánh mềm".

Lợi suất trái phiếu kho bạc chuẩn kỳ hạn 10 năm đã giảm khoảng 20 điểm cơ bản trong năm nay và đang ở gần mức thấp nhất kể từ giữa năm 2023. Dirk Willer, giám đốc chiến lược phân bổ tài sản và vĩ mô toàn cầu của Citi cho biết, mức tăng tiếp theo của trái phiếu kho bạc có thể không chắc chắn nếu không có cái gọi là cuộc "hạ cánh cứng" của nền kinh tế buộc Fed phải cắt giảm lãi suất sâu hơn dự kiến.

Trong khi đó, dữ liệu từ CreditSights cho thấy, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đã giảm trung bình chín điểm cơ bản trong tháng sau lần cắt giảm đầu tiên trong 10 chu kỳ cắt giảm lãi suất gần đây nhất và tăng trung bình 59 điểm cơ bản một năm sau lần cắt giảm đầu tiên khi các nhà đầu tư bắt đầu định giá sự phục hồi kinh tế,.

Đồng USD sẽ phản ứng như thế nào với chu kỳ nới lỏng của Fed?

Nền kinh tế Hoa Kỳ và hành động của các ngân hàng trung ương khác là những yếu tố quan trọng quyết định đồng USD sẽ phản ứng như thế nào với chu kỳ nới lỏng của Fed.

Chúng ta đều thấy, suy thoái thường đòi hỏi Fed phải cắt giảm lãi suất sâu hơn, trong khi lãi suất giảm làm giảm sức hấp dẫn của đồng USD đối với các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận.

"Sức khỏe" của nên kinh tế Hoa Kỳ quyết định hướng đi của thị trường- Ảnh 2.

Các chu kỳ cắt giảm lãi suất mà Fed thực hiện cùng với tương đối ít ngân hàng lớn thường dẫn đến hiệu suất đồng USD yếu hơn.

Phân tích của Goldman Sachs về 10 chu kỳ cắt giảm trước đó cho thấy, đồng bạc xanh đã tăng giá trung bình 7,7% so với rổ tiền tệ có trọng số thương mại một năm sau lần cắt giảm lãi suất đầu tiên khi nền kinh tế không suy thoái. Con số này so với mức tăng 1,8% trong cùng thời kỳ khi Hoa Kỳ suy thoái.

Đồng thời, theo Goldman Sachs, đồng USD có xu hướng hoạt động tốt hơn các loại tiền tệ khác khi Hoa Kỳ cắt giảm lãi suất cùng với một số ngân hàng trung ương, Mặt khác, các chu kỳ cắt giảm lãi suất mà Fed thực hiện cùng với tương đối ít ngân hàng lớn thường dẫn đến hiệu suất đồng USD yếu hơn.

Trên thực tế, kịch bản cắt giảm lãi suất cùng với một số ngân hàng trung ương khác dường như đang diễn ra lúc này, khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu , Ngân hàng Anh và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đều cắt giảm lãi suất.

Chỉ số USD, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với nhiều loại tiền tệ khác, mặc dù đã suy yếu kể từ cuối tháng 6 nhưng vẫn tăng khoảng 9% trong ba năm qua. Yung-Yu Ma, giám đốc đầu tư tại BMO Wealth Management cho biết, tăng trưởng của Hoa Kỳ vẫn nổi bật hơn so với hầu hết các quốc gia khác nên về dài hạn, đồng USD có xu hướng mạnh lên.

Ngược lại, các nhà phân tích tại BNP Paribas cho rằng, Fed có khả năng sẽ cắt giảm nhiều hơn các ngân hàng trung ương khác trong kịch bản suy thoái tiềm ẩn lần này, làm xói mòn thêm lợi thế về lợi suất của đồng USD và khiến đồng tiền này dễ bị tổn thương./.

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - LTS: Ông Surajit Rakshit, Giám đốc Khối Giải pháp Thương mại Toàn cầu, HSBC Việt Nam vừa có bài viết về Thương mại toàn cầu, chúng tôi xin đăng tải...
1 tuần trước - Cuộc tranh luận đầu tiên và có thể là duy nhất giữa ông Trump và bà Harris được đánh giá là cuộc đối đầu mang tính quyết định tới đường đua Tổng thống Mỹ 2024.
1 tháng trước - Trong bối cảnh các tổ chức tại Việt Nam và trên thế giới không ngừng nỗ lực hiện thực hóa những kỳ vọng về trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ này từ một "trào lưu" đã trở thành chủ đề quan trọng trong các cuộc thảo luận cấp cao của Chính...
1 tuần trước - Ông Nguyễn Hoài Anh, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng – Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận đã ký Nghị quyết (Số 16-NQ/TU ngày 8/7/2024) về thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tỉnh Bình...
1 tháng trước - Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã xem xét cho ý kiến và cấp có thẩm quyền đã phê duyệt Phương án cơ cấu lại của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tầm nhìn tới 2030, đánh dấu một giai đoạn có thể nói mang tính bước ngoặt trong hành trình tái cơ...
Xem tin bài khác
39 phút trước - Để khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân, nhà trọ cho thuê, nhiều kiến nghị, đề xuất giảm các loại thuế như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…
4 giờ trước - Lãi suất giảm sẽ tác động như thế nào đến hàng nghìn tỷ USD trong các chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiết kiệm lợi suất cao?
4 giờ trước - Nhìn rộng hơn từ đầu năm, thị giá CTP đã “leo dốc” tới 722% chỉ sau chưa đầy 9 tháng, vốn hóa theo đó đạt khoảng 448 tỷ đồng.
4 giờ trước - Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này vừa tăng vọt lên xấp xỉ 10.000 tỷ đồng, mức kỷ lục kể từ khi niêm yết năm 2006.
4 giờ trước - BVSC đánh giá Việt Nam đã tiến gần hơn đến việc đáp ứng 2 tiêu chí trên của FTSE, kỳ vọng được xem xét nâng hạng sớm nhất vào tháng 3/2025.