ttth247.com

Thấy gì sau lần ra mắt iPhone 16 của Apple: Thành công rồi có cần thay đổi?

iPhone 16 ra đời khi Apple với nhiều cải tiến, Facebook ra mắt Reels, Shopee thay đổi dù đang nắm trọn 2/3 thị phần: Trên đỉnh cao có còn cần thay đổi?

Thấy gì sau lần ra mắt iPhone 16 của Apple: Thành công rồi có cần thay đổi?- Ảnh 1.

Ngày 10/9, Apple ra mắt iPhone 16 với nhiều cải tiến mới: trang bị chip A18 mới, thêm nút chụp ảnh và lần đầu có kích thước màn hình 6,9 inch trên bản 16 Pro Max.

Dù đã có lượng người dùng nhất định và liên tục “đua song mã” với Samsung trên bảng thống kê thị phần smartphone toàn cầu, hãng vẫn liên tục phải làm mới mình. Giới chuyên môn đánh giá, chính sự khác biệt và khả năng thích ứng nhanh chóng với thị trường giúp Apple không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ qua nhiều thập kỷ .

Ngoài Apple, Facebook – mạng xã hội phổ biến nhất thế giới vẫn phải thay đổi để không đang đánh mất thị phần vào tay TikTok. Gần đây, Facebook ra mắt Reels – tính năng video ngắn thu hút giới trẻ tương tự như Tiktok để không biến mình thành “mạng xã hội của người già”.

Không riêng Facebook, Shopee – nền tảng thương mại điện tử đang chiếm ¾ miếng bánh thị phần tại Việt Nam cũng đang thay đổi theo hướng chiều chuộng người mua.

Cuối tháng 6, Shopee bắt đầu thử nghiệm chính sách cho khách hàng hủy đơn ngay cả khi đang vận chuyển từ nhà bán hàng đến trạm giao hàng. Chính sách được áp dụng cho một số sản phẩm nhất định, do SPX Express giao.

Nhờ thay đổi, hiện cuộc đua song mã trên sàn thương mại điện tử chỉ còn diễn ra giữa Shopee và TikTok Shop. Theo số liệu của YouNet ECI - Công ty phân tích & tư vấn phát triển kênh thương mại điện tử, Shopee tiếp tục "giữ ngôi vương" với tổng giao dịch (GVM) 62.380 tỷ đồng, chiếm tới 71,4% thị phần. Còn TikTok Shop đứng vị trí thứ hai với 22% thị phần.

Thấy gì sau lần ra mắt iPhone 16 của Apple: Thành công rồi có cần thay đổi?- Ảnh 2.

Dẫn chứng để thấy, ngay cả một mạng xã hội nhiều người dùng nhất, sàn thương mại điện tử chiếm thị phần lớn nhất hay các “ông lớn” như Apple vẫn chọn thay đổi để phát triển.

Sự thay đổi trong bối cảnh hiện nay là cần thiết bởi môi trường kinh doanh luôn biến động với công nghệ mới, xu hướng thị trường và sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng cũng luôn biến đổi không ngừng. Đặc biệt sau đại dịch, những áp lực mới hay sự phát triển nhanh như vũ bão của AI cũng đặt doanh nghiệp trước ngưỡng cửa thay đổi.

Tuy nhiên, thay đổi không dễ, đặc biệt với các doanh nghiệp đã có những công thức riêng cho sự thành công. Rào cản có thể đến từ lối mòn tư duy, sợ sai, sự tự mãn hay hài lòng với những gì mình có. Chưa kể, sự thay đổi thường đi kèm với rủi ro. Những kiến thức ngày hôm nay có thể chỉ mang tính thời điểm và chưa chắc đã phù hợp ở một thời điểm khác.

Trong lịch sử, có không ít những doanh nghiệp sừng sỏ đánh mất thị phần hoặc “bán mình” vì chậm thay đổi.

Nokia từng thống trị thị trường điện thoại toàn cầu thập niên 90, nhưng việc chậm đổi mới trước sự xuất hiện của các đối thủ đã khiến họ phải trả giá.

Thống trị thị trường điện thoại trong thập niên 90, đến năm 2004, Nokia thừa nhận đang dần mất thị phần vào tay các đối thủ, dù họ vẫn là cái tên đứng đầu. Song sang năm 2008, lợi nhuận Nokia lao dốc khi doanh số iPhone bùng nổ. Lãnh đạo công ty cho biết đã quá chậm chạp trong việc thích ứng với công nghệ mới. Sự xuất hiện của iPhone đã thay đổi quan niệm của người tiêu dùng về điện thoại thông minh.

Thấy gì sau lần ra mắt iPhone 16 của Apple: Thành công rồi có cần thay đổi?- Ảnh 3.

Những chiếc điện thoại đời đầu của Nokia. Ảnh: Reuter

Đến năm 2012, Nokia lỗ 1 tỷ USD. Họ cũng mất ngôi hãng điện thoại lớn nhất thế giới về tay Samsung. Giới phân tích cho rằng Nokia thất bại vì phát triển quá nhanh và ban lãnh đạo của hãng đã chủ quan trên chiến thắng. Họ chậm chạp trong việc phản ứng với những thay đổi trong thế giới xung quanh.

Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường biến động, những cơ hội mới biến đổi không ngừng hay yếu tố cạnh tranh xuất hiện, doanh nghiệp càng cần phải “kích hoạt” sự thay đổi. Song, ngay cả khi biết cần phải thay đổi liên tục, việc thay đổi ra sao, chiến lược nào là phù hợp và thực thi nó như thế nào không phải là bài toán dễ.

Những người sáng lập và điều hành doanh nghiệp cần phải sở hữu một tư duy cởi mở, liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng, và xây dựng những mối quan hệ đối tác chiến lược. Kiên trì và quyết tâm cũng là yếu tố không thể thiếu để vượt qua những thách thức trong quá trình thay đổi.

Sự ổn định có thể mang đến cảm giác an toàn, nhưng nếu quá dựa dẫm vào nó, doanh nghiệp có thể dễ dàng rơi vào cái bẫy của sự tự mãn. Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi. Chừng nào nhu cầu của họ không đứng yên, doanh nghiệp sẽ vẫn phải thay đổi và thích nghi.

Để tiếp tục thành công, doanh nghiệp cần luôn sẵn sàng và chấp nhận thích nghi với sự đổi mới. Có thể thấy, thay đổi chính là chìa khóa để giữ vững và gia tăng vị thế trên thị trường, biến thành công không chỉ là một khoảnh khắc mà là một hành trình kéo dài.

Sắp tới, Cafebiz và Prudential hợp tác ra mắt talkshow với chủ để “Thành công vẫn phải thay đổi”. Talkshow dự kiến phát sóng trên Cafebiz.vn và Fanpage. Độc giả có thể đón chờ các tuyến nội dung về chủ đề bảo hiểm giữa CafeBiz và Prudential trong thời gian tới.

Source: cafebiz.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Ngày 26-8, Apple chính thức thông báo sẽ tổ chức sự kiện ra mắt iPhone 16, một trong những sự kiện công nghệ được mong đợi nhất hành tinh, vào ngày 9-9.
1 tuần trước - "Huawei vẫn cố gắng làm điều gì đó để giữ thể diện, để mọi người tin rằng họ cảm thấy thoải mái khi cạnh tranh trực tiếp với Apple".
1 tuần trước - Apple tự tin thông báo các nhà cung ứng chuẩn bị nguồn hàng cho 90 triệu chiếc iPhone 16 sẽ được bán bất chấp tính năng AI chưa đầy đủ.
1 tuần trước - iPhone 16 Series dù không thay đổi quá nhiều, nhưng đây vẫn là chiếc Flagship được iFan chờ đợi nhất trong năm 2024.
1 tháng trước - Các khoản đầu tư trong quý II của Warren Buffett được tiết lộ trong hồ sơ mới gửi lên Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ.
Xem tin bài khác
13 phút trước - Để khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân, nhà trọ cho thuê, nhiều kiến nghị, đề xuất giảm các loại thuế như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…
3 giờ trước - Lãi suất giảm sẽ tác động như thế nào đến hàng nghìn tỷ USD trong các chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiết kiệm lợi suất cao?
3 giờ trước - Nhìn rộng hơn từ đầu năm, thị giá CTP đã “leo dốc” tới 722% chỉ sau chưa đầy 9 tháng, vốn hóa theo đó đạt khoảng 448 tỷ đồng.
3 giờ trước - Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này vừa tăng vọt lên xấp xỉ 10.000 tỷ đồng, mức kỷ lục kể từ khi niêm yết năm 2006.
3 giờ trước - BVSC đánh giá Việt Nam đã tiến gần hơn đến việc đáp ứng 2 tiêu chí trên của FTSE, kỳ vọng được xem xét nâng hạng sớm nhất vào tháng 3/2025.