ttth247.com

Thích ra chợ tận tay quẹo lựa thay vì bấm lệnh 'đặt mua'

Nhiều bạn cho biết mình vẫn thích cảnh đi chợ truyền thống, siêu thị để tận tay lựa thực phẩm, đồ dùng.

Thích không khí mua bán nhộn nhịp ở chợ

"Tôi hòa nhập chứ không hòa tan" là câu trả lời của chị Ngô Trần Kim Thảo (ở quận Tân Phú, TP.HCM) khi được hỏi vì sao vẫn lựa chọn đi chợ truyền thống.

Kim Thảo, 25 tuổi, cho biết từ nhỏ thường theo mẹ xách giỏ ra chợ quê mua đồ về nấu cơm hằng ngày, được tận mắt tận tay "quẹo lựa" những loại thực phẩm tươi roi rói như thịt heo, cá, hải sản… mà tiểu thương ở chợ mới lấy hàng về.

Ngoài ra, Thảo thích không khí buôn bán tấp nập, trả giá nhộn nhịp ở chợ. "Đi chợ với mẹ, tôi được dạy phân biệt từng loại thịt, cách phân biệt cá còn tươi không", cô nói.

Khi lên TP.HCM học và đi làm, cô gái quê Cà Mau vẫn giữ thói quen đi chợ, thêm cả việc đi siêu thị. Do không có thời gian đi chợ mỗi ngày nên cứ ba ngày Thảo đi một lần, mua đồ đủ cho mấy bữa ăn.

"Chợ ở TP cũng như ở quê, mua rau được tặng thêm hành lá, ngò rí. Còn sả bằm thì mua 1.000 - 2.000 đồng người ta vẫn bán. Có thiếu gì chạy ra chợ sát bên nhà mua cho lẹ, còn đặt trên mạng đợi ship đến có khi qua bữa cơm rồi", Thảo nói. Thi thoảng cô cũng đến chợ truyền thống mua quần áo secondhand vì giá rẻ, mẫu mã đa dạng.

Tương tự, anh Trần Quốc Cường (22 tuổi, ở quận Bình Thạnh) cũng ưu tiên mua hàng hóa trực tiếp ở chợ, siêu thị. Anh thường ghé chợ chồm hổm trước khu nhà trọ, nếu không có đồ cần mua thì sang chợ Thanh Đa.

"Tôi thích đi dạo trong chợ, nhiều khi không biết ăn gì nhưng đi một hồi sẽ nghĩ ra được nhiều thứ để mua. Có khi tạt vô ăn sáng hay ăn vặt cũng OK.

Ở một số khu du lịch nổi tiếng, tôi ít dám đi chợ vì sợ bị chặt chém, nhưng còn chợ truyền thống ở Sài Gòn, nhất là chợ gần nhà tôi hay đi thì việc mua hàng ở chợ là bình thường, không sợ bị chặt chém vì đa phần họ bán lâu năm rồi.

Lâu lâu… xui xui thì mới mua nhầm chỗ kê giá cao hơn nhiều so với những nơi còn lại thôi", anh cười.

Cân bằng giữa truyền thống và hiện đại

Là những người trẻ hiện đại, chị Thảo, anh Cường không phủ nhận lợi ích và xu hướng của mua sắm trực tuyến là tiện lợi, nhanh gọn. Chỉ cần ngồi nhà đặt hàng, chuyển khoản thì sẽ có shipper giao tới.

Bản thân chị Thảo và bạn cùng phòng trọ vẫn tận dụng tiện ích này, song đa phần là đối với quần áo, mỹ phẩm. Còn thực phẩm, đồ gia dụng được Thảo ưu tiên chọn mua trực tiếp ở chợ truyền thống, cửa hàng tiện lợi, siêu thị.

"Giá cả ở chợ thật ra cũng không chênh gì nhiều so với siêu thị hay các nền tảng mua sắm online nếu bạn mua ở chỗ bán lâu năm, uy tín, hoặc là mối ruột của mình", cô gái là nhân viên ngân hàng chia sẻ.

Với Cường, bên cạnh đi chợ, anh cũng hay vào siêu thị "săn sale", tức canh lúc một số mặt hàng giảm giá thì chọn mua.

Cũng là người thường xuyên đi chợ, chị Bảo Trân (ở quận 12) nói thích nhất là đến chợ chính tay mình lựa được đồ tươi ngon, có thể trả giá được.

"Tất nhiên cũng phải nắm giá thị trường để xem chỗ đó bán đắt hay không mà còn mặc cả", cô gái 32 tuổi cho hay mình thích sự giao tiếp giữa người với người ở chợ. Đôi lần mua hàng xong, chị còn nán lại trò chuyện với cô bán thịt heo, bán trái cây.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Bên cạnh xu hướng mua hàng online ngày càng nở rộ tại thị trường bán lẻ Việt Nam trong những năm gần đây, một số bạn trẻ vẫn lựa chọn đến tận nơi để mua sắm như chợ truyền thống, siêu thị, cửa hàng thực phẩm.
2 tuần trước - Theo thống kê ở bài trước, Việt Nam có ngày nghỉ lễ toàn quốc thuộc hàng thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á.
1 tháng trước - Hơn 10 năm gắn bó với nghề, anh Hiển đổ bánh nhanh 'như chớp', nhiều người nói thoạt nhìn giống anh đang luyện 'kung fu'.
1 tháng trước - Trở lại xã Mỏ Vàng, tôi thực sự ngỡ ngàng trước sự đổi thay của một xã nghèo một thời được ví 'rốn nghèo' của H.Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Cuộc sống mới đang hiện hữu trong những ngôi nhà lộng lẫy và hoành tráng của đồng bào Dao, Mông...
1 tháng trước - Anh Quốc Trung tự tay mua thịt bò Wagyu từ Nhật Bản đem về Việt Nam làm quà vì cha mẹ chưa bao giờ được thưởng thức món này.
Xem tin bài khác
32 phút trước - Nhiều đoạn suối vách đá dựng đứng, các chiến sĩ công an, quân đội... tay không bám đá, vượt dòng suối dữ, tìm nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở núi cuốn hơn 30 người xuống suối ở Cao Bằng.
33 phút trước - Rạng sáng 19-9, đội hình tình nguyện khắc phục hậu quả bão Yagi của tuổi trẻ TP.HCM xuất quân đến các tỉnh phía Bắc.
51 phút trước - Cuộc đoàn tụ giúp những người con tìm về nguồn cội sau 70 năm người ông, người cha của họ rời khỏi làng quê và mất liên lạc từ đó.
2 giờ trước - Mang theo tất cả yêu thương, sự sẻ chia và tinh thần quyết tâm dốc hết sức mình hỗ trợ người dân khắc phục ảnh hưởng của bão, lũ, đội hình thanh niên tình nguyện của TP.HCM đã lên đường đến với các địa phương miền núi phía bắc.
2 giờ trước - Vuốt phẳng số tiền dành dụm trong ba tháng, bà Đặng Tố Nga, 82 tuổi, người bán bánh tại chợ Đồng Xuân Berlin, bỏ vào thùng quyên góp ủng hộ đồng bào bão lũ.