ttth247.com

Thích ứng với già hóa dân số ra sao?

Dự báo đến năm 2038 Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số giàvới khoảng 21 triệu người cao tuổi, chiếm gần 20% tổng dân số, đồng nghĩa cứ 5 người dân thì có một người trên 60 tuổi.

Người già sống với nhiều bệnh tật

Theo ông Nguyễn Trung Anh, giám đốc Bệnh viện Lão khoa trung ương, một nghiên cứu tại bệnh viện cho thấy người cao tuổi ở Việt Nam sau 60 tuổi mắc 2 - 3 loại bệnh, con số này tăng lên gần 7 loại bệnh ở sau tuổi 80.

Ngồi trên xe lăn, bà Trần Thị Hoa (85 tuổi, Hà Nội) được chị Mai - do gia đình thuê chăm sóc - dạo xuống khu đọc sách tại Bệnh viện Lão khoa trung ương (Hà Nội) thư giãn. Không còn được minh mẫn, câu chuyện của bà Hoa lặp lại trong tiếng thở phều phào.

Chị Mai nói bà đã điều trị nội trú ở bệnh viện hơn một năm qua. Bà mắc bệnh đái tháo đường, xương khớp, đãng trí tuổi già, hô hấp... Sinh được 2 người con, thế nhưng do công việc bận rộn, không có thời gian chăm sóc, bà lại mắc nhiều bệnh nên gia đình đưa bà vào viện điều trị cho yên tâm. Chị Mai được gia đình thuê túc trực săn sóc bà, cuối tuần gia đình sẽ vào thăm.

"Hầu hết người cao tuổi ở đây đều mắc cùng một lúc rất nhiều bệnh, có người nằm viện kéo dài cả năm, thậm chí lâu hơn...", chị Mai kể.

Không chỉ sống chung với nhiều bệnh tật khi tuổi cao, hiện nay nhiều người cao tuổi vẫn phải chật vật mưu sinh vì không có lương hưu và trợ cấp hằng tháng.

21h đêm, sau giờ tan ca, ông Nguyễn Văn Sơn (67 tuổi, Hà Nội) mệt mỏi dắt xe vào phòng trọ nhỏ. Ông hiện đang làm bảo vệ trông xe cho một cửa hàng thời trang tại Hà Nội. Ông Sơn nói trước đây khi còn trẻ chủ yếu đi theo các công trình xây dựng làm thợ xây.

"5 năm gần đây sức khỏe sa sút, không còn đủ sức để dãi nắng dầm mưa nên tìm công việc khác. Qua công ty môi giới, tôi làm bảo vệ cho cửa hàng với thu nhập 6 triệu đồng/tháng. Công việc không nặng nhọc nhưng lương cũng chỉ đủ chi trả chi phí sinh hoạt, ăn uống mỗi tháng. Lắm lúc nghĩ nếu không may bị bệnh nặng chắc cũng chẳng có tiền mà điều trị", ông Sơn nói rồi thở dài.

Không chỉ ông Sơn, trên những con phố góc chợ vẫn dễ dàng thấy người cao tuổi làm việc với mức thu nhập ít ỏi để trang trải cuộc sống hằng ngày. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến nay, Việt Nam có khoảng 14,4 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu. Trong số đó, có khoảng trên 8 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu nhưng không có lương hưu và trợ cấp hằng tháng.

Giải pháp nào cho già hóa dân số?

Các chuyên gia dự báo nếu năm 2023 cứ hơn 7 người trong độ tuổi lao động sẽ hỗ trợ 1 người cao tuổi thì đến năm 2036 là hơn 3 người và đến năm 2049 chỉ còn hơn 2 người. Tình trạng này sẽ còn đáng lo ngại hơn ở những gia đình sinh một con.

Theo ông Nguyễn Trung Anh, giám đốc Bệnh viện Lão khoa trung ương, hiện nay Việt Nam cũng đối mặt tình trạng mức sinh thấp. Điều này sẽ tác động lên cấu trúc gia đình với mô hình "4-2-1" - tức 4 người là ông bà nội ngoại, 2 người là bố mẹ sẽ trông đợi vào sự chăm sóc của một người là con cháu trong gia đình.

Ông Anh cũng cho rằng người cao tuổi sẽ được chăm sóc tốt hơn, giảm chi phí hơn khi được người thân chăm sóc. Tuy nhiên, thực tế với cấu trúc gia đình hiện tại, người già cần có hệ thống y tế và đội ngũ trợ giúp phù hợp trong tương lai.

"Trước khi trở thành người cao tuổi, mỗi người cần chăm sóc sức khỏe thường xuyên, thực hiện lối sống lành mạnh để giảm gánh nặng bệnh tật trong tương lai. Bên cạnh đó, hệ thống y tế cần bắt nhịp với tình trạng già hóa dân số. Cần có thêm những trung tâm chăm sóc cho người cao tuổi, viện dưỡng lão... ", ông Anh chia sẻ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề này, GS Giang Thanh Long (khoa kinh tế học Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội) cho rằng thích ứng với già hóa dân số là yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam. Bài học kinh nghiệm từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc... cho thấy nếu không có chính sách kịp thời sẽ gây tác động rất lớn đến kinh tế và xã hội.

GS Long cho rằng để thích ứng với già hóa dân số, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, cần tập trung chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi và tạo việc làm và môi trường làm việc cho người cao tuổi.

"Trong tương lai không xa, chúng ta cũng sẽ phải sử dụng nguồn lao động là người cao tuổi như các nước Nhật Bản, Hàn Quốc... bởi tỉ lệ người già trong cơ cấu dân số gia tăng. Chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm từ các nước. Ví dụ, một số nước khuyến khích doanh nghiệp tuyển dụng người cao tuổi ở một số vị trí phù hợp, kèm theo đó là chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp.

Hay tạo việc làm và giới thiệu việc làm cho người cao tuổi, được bảo vệ, chống phân biệt đối xử với người cao tuổi ở môi trường làm việc... từ đó khuyến khích người cao tuổi làm việc", GS Long nói.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Trong cuộc sống hiện đại, có những thói quen mà nhiều người vẫn thực hiện hằng ngày nhưng không biết nó có tác hại đối với hệ miễn dịch như thế nào.
1 tháng trước - Hà Nội- Bé Hoàng Minh Uyên, 19 tháng tuổi, bị xơ gan giai đoạn cuối, vượt cửa tử nhờ ghép lá gan được bà ngoại hiến tặng.
2 tuần trước - Thông tin về công tác cấp cứu trong kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay, đại diện Bệnh viện Việt Đức cho biết theo số liệu thống kê, trung bình mỗi ngày bệnh viện này tiếp nhận khoảng 150 ca cấp cứu. Mức này tương đương với kỳ nghỉ lễ năm 2023.
1 tháng trước - Độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu tại TP.HCM là 30,4 tuổi, dẫn đến có con trễ. Do vậy, nhiều người có xu hướng trữ trứng để sau này sinh con.
3 tuần trước - Được coi là dược liệu có lợi cho sức khỏe, quả la hán khá quen thuộc khi dùng làm nước giải khát ngày hè. Vậy người bị tiểu đường có uống được la hán quả không?
Xem tin bài khác
17 phút trước - Anh Đ.P.D (29 tuổi, ngụ TP.HCM) làm việc tại một xưởng in, vài tháng gần đây anh cảm thấy cột sống bị đau thắt, trong một lần đang đứng thì bất ngờ ngã quỵ xuống đất.
17 phút trước - Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm vàng bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ sớm và tối ưu nhất, ba mẹ đừng trì hoãn hoặc...
26 phút trước - Thiếu vận động, không uống đủ nước, ăn nhiều đồ ngọt... là những thói quen hàng ngày của nhiều người đang ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe tổng thể.
53 phút trước - Thời gian qua, Bộ Y tế liên tiếp phát cảnh báo về tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Trong đó, không ít vụ việc bị khởi tố liên quan đến việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.
53 phút trước - Nhật Bản đối mặt khủng hoảng dân số bởi số trẻ sơ sinh giảm, dân số già và tổng số cư dân giảm.