ttth247.com

Thoái hóa khớp khác viêm khớp dạng thấp thế nào

Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi, ảnh hưởng đến các cơ quan khác, còn thoái hóa khớp thường gặp ở người lớn tuổi, chỉ giới hạn tại khớp.

Có nhiều loại viêm khớp khác nhau, trong đó viêm khớp dạng thấp (RA) và thoái hóa khớp (OA) rất phổ biến. Dù đều ảnh hưởng đến khớp nhưng hai bệnh này có những đặc điểm rất khác nhau.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn mạn tính, xảy ra khi hệ miễn dịch thay vì bảo vệ lại tấn công màng hoạt dịch bao quanh khớp, gây viêm. Hậu quả là bao hoạt dịch dày lên, phá hủy sụn và xương trong khớp. Các gân và dây chằng giữ khớp với nhau cũng yếu, căng giãn ra. Dần dần khớp mất đi hình dạng ban đầu, còn gọi biến dạng khớp.

Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất. Trong đó, lớp sụn khớp bị hao mòn dần, khiến xương cọ xát vào nhau gây đau. Thoái hóa khớp không liên quan đến quá trình tự miễn dịch như RA, nhưng tình trạng viêm nhẹ cũng xảy ra.

Yếu tố nguy cơ

Cả hai loại viêm khớp đều phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Viêm khớp dạng thấp có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, còn thoái hóa khớp thường gặp ở người lớn tuổi. RA có thể di truyền trong gia đình. Người có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh này cũng có nguy cơ cao hơn.

Trong khi đó, thoái hóa khớp dễ phát triển ở người thừa cân hoặc béo phì, bị dị dạng khớp, mắc bệnh gout, tiểu đường, từng gặp chấn thương ở khớp. Nam giới dưới 45 tuổi và phụ nữ trên 45 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

PGS.TS Đặng Hồng Hoa, Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, đánh giá tình trạng khớp gối cho người bệnh trẻ tuổi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

PGS.TS Đặng Hồng Hoa, Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, đánh giá tình trạng khớp gối cho người bệnh trẻ tuổi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Triệu chứng

Nhiều triệu chứng cơ bản của hai bệnh này giống nhau bao gồm đau, cứng, nóng đỏ khớp, phạm vi chuyển động hạn chế, triệu chứng tăng lên vào buổi sáng. Người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể bị sốt nhẹ (nhất là trẻ em), đau cơ và mệt mỏi. Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm cả tim và phổi. Trong trường hợp nặng, các khối u cứng gọi là nốt thấp khớp có thể phát triển dưới da gần khớp. Thoái hóa khớp chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến các khớp. Người bệnh có xu hướng phát triển gai xương ở rìa khớp.

Cường độ đau do hai loại viêm khớp khác nhau ở mỗi người bệnh. Người bệnh thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp đều có thể đau từ nhẹ đến nặng và khó cử động khớp bị ảnh hưởng. Thoái hóa khớp có thể gây cứng khớp buổi sáng dưới 30 phút, thời gian này kéo dài hơn ở người bệnh viêm khớp dạng thấp.

Các khớp bị ảnh hưởng

Viêm khớp dạng thấp thường bắt đầu ở các khớp nhỏ như gây đau, cứng và sưng ở các khớp ngón tay. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng có thể phát triển ở khớp lớn hơn như đầu gối, vai và mắt cá chân. Đây là bệnh đối xứng, nghĩa là các triệu chứng xuất hiện ở cả hai bên cơ thể cùng lúc.

Thoái hóa khớp ít đối xứng hơn. Ví dụ, người bệnh có thể đau ở cả đầu gối trái và phải, nhưng một bên đau nghiêm trọng hơn. Thoái hóa khớp thường gặp ở bàn tay và ngón tay, cột sống, khớp háng, khớp gối.

Phương pháp điều trị

Mục tiêu chính trong điều trị là giảm đau, cải thiện chức năng khớp, giảm tổn thương cho khớp. Tùy tình trạng bệnh lý, bác sĩ điều trị phù hợp. Thuốc chống viêm và giảm đau corticosteroid thường có hiệu quả với cả hai bệnh, nhưng việc sử dụng corticosteroid được giảm thiểu. Với viêm khớp dạng thấp, các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch có thể ngăn cơ thể tấn công các khớp, hạn chế tổn thương.

Một người có thể mắc cả hai bệnh này. Dù thoái hóa khớp thường phát triển sau nhiều năm hao mòn sụn, người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể bị thoái hóa khớp sớm hơn do các nguyên nhân như chấn thương thể thao dẫn đến tổn thương sụn, khớp hoặc dây chằng. Người bệnh cũng có thể bị thoái hóa khớp khi già đi. Người trên 65 tuổi mắc bệnh thoái hóa khớp cũng có thể phát triển viêm khớp dạng thấp.

Anh Ngọc (Theo Verywell Health)

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 tuần trước - Nhiều người cho rằng ăn trứng gây viêm. Tôi bị viêm khớp dạng thấp thì có ăn trứng được không, nên ăn bao nhiêu quả một tuần? (Thanh Duy, Hải Phòng)
1 tuần trước - Hiểu rõ về omega-3 sẽ giúp bạn lựa chọn chính xác sản phẩm giúp bổ sung omega-3 cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
1 tháng trước - Mất cân bằng cơ xương khớp, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, đau dây thần kinh tọa... là những nguyên nhân thường gặp gây tê bì tay chân.
5 ngày trước - Các nghiên cứu ngày càng khám phá ra những lợi ích sức khỏe tiềm năng của củ nghệ, củng cố vị thế của nghệ như một ‘kho báu’ trong lĩnh vực phát triển các phương thuốc tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe…
1 tháng trước - 'Chuối có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, chuối xanh có những lợi ích mà chuối chín không có được'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
Xem tin bài khác
23 phút trước - Anh Đ.P.D (29 tuổi, ngụ TP.HCM) làm việc tại một xưởng in, vài tháng gần đây anh cảm thấy cột sống bị đau thắt, trong một lần đang đứng thì bất ngờ ngã quỵ xuống đất.
23 phút trước - Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm vàng bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ sớm và tối ưu nhất, ba mẹ đừng trì hoãn hoặc...
32 phút trước - Thiếu vận động, không uống đủ nước, ăn nhiều đồ ngọt... là những thói quen hàng ngày của nhiều người đang ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe tổng thể.
59 phút trước - Thời gian qua, Bộ Y tế liên tiếp phát cảnh báo về tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Trong đó, không ít vụ việc bị khởi tố liên quan đến việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.
59 phút trước - Nhật Bản đối mặt khủng hoảng dân số bởi số trẻ sơ sinh giảm, dân số già và tổng số cư dân giảm.