ttth247.com

Thông tin về ca ghép tim đầu tiên tại Bệnh viện Đại học Y Dược

Chiều nay 26-8, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin ca ghép tim đầu tiên tại bệnh viện, từ trái tim hiến tặng của chàng trai vừa qua đời tại Hà Nội.

Với chủ đề: "Phép màu ghép tạng: Thành công trong ghép tim xuyên Việt và chia gan tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM", buổi chia sẻ sẽ cung cấp thông tin chi tiết về hành trình ghép tim xuyên Việt đầu tiên tại bệnh viện và ca chia gan để ghép.

Câu chuyện xúc động về chàng trai hiến tạng cứu 5 người 

Người hiến tim cho bệnh nhân của Bệnh viện Đại học Y Dược chính là anh N.Đ.T. (32 tuổi). Theo Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), đêm 22-8 bệnh viện tiếp nhận anh N.Đ.T. nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Vào lúc 3h15 ngày 23-8, đội ngũ y bác sĩ đã tiến hành đánh giá lâm sàng và nghi ngờ bệnh nhân đã chết não.

Sau ba lần kiểm tra kỹ lưỡng và chi tiết bởi các chuyên gia đầu ngành, kết quả cuối cùng đã khẳng định rằng bệnh nhân không thể qua khỏi.

Tại đây, dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do chấn thương quá nặng, anh T. được chẩn đoán chết não và gia đình đã đồng ý hiến tạng cứu người.

Trong đó, trái tim anh đã được vận chuyển ra sân bay để "bay" vào phương Nam, ghép cho một bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.

Trái tim rời phòng mổ số 2 của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội lúc 20h ngày 24-8, được bảo vệ nghiêm ngặt với sự hỗ trợ bởi hàng trăm y bác sĩ, nhân viên y tế cùng sự phối hợp của nhiều cơ quan ban ngành trong hành trình xuyên Việt.

Khoảng thời gian để trái tim của anh T. hiến từ lúc được lấy đi ở Hà Nội đến khi đập lại trong cơ thể bệnh nhân được ghép tim tại TP.HCM là khoảng 10 giờ đồng hồ.

Còn gan của anh T. được ghép cho một bệnh nhân nặng ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Hà Nội, 2 thận ghép tại Bệnh viện Xanh Pôn và giác mạc ghép tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Trái tim tiếp tục nhịp đập

Bệnh nhân được ghép tim là anh L.A.H. sinh năm 1987, Gia Lai được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim giãn, với chức năng tim rất kém, nếu không ghép tim kịp thời sẽ không sống được bao lâu nữa. 

Người bệnh đã được đăng ký vào danh sách của Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia. Đến rạng sáng 24-8, Bệnh viện Đại học Y Dược nhận được thông báo có một trái tim phù hợp với người bệnh.

Ca phẫu thuật diễn ra trong 5 tiếng, từ khi trái tim được cấy ghép vào cơ thể người bệnh vào nửa đêm 24-8 kéo dài đến 3h sáng 25-8. 

Sau cuộc mổ, tình trạng huyết động mạch của người bệnh tương đối ổn định, nhưng vẫn cần theo dõi sát sao, đặc biệt là trong ba ngày sau mổ.

PGS Nguyễn Hoàng Định - phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM) - đã chia sẻ về hành trình ghép tim đặc biệt này, khi nhận được thông tin có người hiến tim, toàn bộ hệ thống bệnh viện với sự tham gia của hàng trăm người đã được kích hoạt ngay lập tức. 

Áp lực lớn là người được ghép tim đối diện với nhiều nguy cơ như áp lực động mạch phổi khá cao, có thể suy tim sau mổ, khiến quá trình hồi phục khó khăn. Tiếp đến, người bệnh có nhóm Rh âm tính, một trường hợp rất hiếm gặp, gây khó khăn khi xác định các kháng thể bất thường và chẩn bị máu phù hợp.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM vừa thực hiện thành công ca ghép tim xuyên Việt đầu tiên, giúp đem lại sự sống cho bệnh nhân mắc bệnh tim nặng.
3 tuần trước - Chiều nay 26-8, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin ca ghép tim đầu tiên tại bệnh viện, từ trái tim hiến tặng của chàng trai vừa qua đời tại Hà Nội.
3 tuần trước - Khoảng thời gian để trái tim của người hiến tạng từ lúc được lấy đi ở Hà Nội đến khi đập lại trong cơ thể bệnh nhân được ghép tim tại TP.HCM là khoảng 10 giờ đồng hồ.
1 tháng trước - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) ngày 7.8 công bố thực hiện thành công ca ghép khí quản bằng đoạn khí quản của người cho chết não kết hợp phẫu thuật tạo hình thực quản hẹp.
3 tuần trước - Trái tim nam thanh niên (32 tuổi, ở Hà Nội) sau khi chết não đã hồi sinh trong lồng ngực người đàn ông 37 tuổi, đang điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM với sự nỗ lực của gần 100 y bác sĩ và nhân viên y tế.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.