ttth247.com

Thu 800 triệu đồng mỗi năm nhờ mô hình nuôi cá chạch 'sạch'

Tiền GiangĐang công tác trong ngành dược ở TP HCM, Võ Lê Hoàng Tuấn về quê nuôi cá chạch lấu xen cá koi, trùn quế thu về khoảng 800 triệu đồng mỗi năm.

Trưa giữa tháng 9, ao nuôi cá rộng 5.000 m2 của anh Tuấn (32 tuổi, ấp 3 xã Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy) vang tiếng máy chạy oxy. Dưới ao, nhân công trầm mình vớt các bó ống nhựa nơi cá trú ẩn đổ vào vợt lưới để thu hoạch.

Những con cá chạch béo ú, kích thước to bằng cổ tay trọng lượng khoảng 500 gram được cho vào bể thủy tinh chạy oxy để chờ giao cho khách. "Phải mất rất nhiều công sức thuyết phục gia đình cộng với bao nhiêu lần thất bại mới được như hôm nay", anh Tuấn nói.

Hiện đàn cá chạch đã đã trọng lượng từ 500 gram đến 1 kg, đủ tiêu chuẩn xuất bán. Ảnh: Hoàng Nam

Dược sĩ Võ Lê Hoàng Tuấn bên ao cá chạch nuôi theo mô hình an toàn sinh học. Ảnh: Hoàng Nam

6 năm trước, sau khi tốt nghiệp ngành Dược, Tuấn công tác ở một bệnh viện tại TP HCM. Xuất thân là dân miệt vườn, thời gian đầu anh khá ngột ngạt với nhịp sống thành thị. Ngoài giờ làm, nam thanh niên dành nhiều thời gian nghiên cứu chuyên môn lẫn các mô hình trồng trọt, chăn nuôi ở nông thôn.

Lúc này, Tuấn đã manh nha ý tưởng về quê "nuôi cá trồng rau" theo mô hình an toàn. Tuy nhiên, khi nêu ý định, anh bị gia đình phản đối, đề nghị tiếp tục công tác vì cả nhà 4 người không có ai làm nông, sợ Tuấn chỉ chạy theo "trend", không chịu được vất vả.

Không bỏ cuộc, Tuấn tra cứu tài liệu trên Internet để xây dựng mô hình. Anh nhận thấy trong các loài cá phù hợp điều kiện nuôi ở quê nhà, cá chạch lấu được mệnh danh là "sâm nước", có dược tính lẫn dinh dưỡng cao.

Đầu năm 2019, dành dụm được 50 triệu đồng và tìm được nguồn con giống uy tín tại TP Cần Thơ kèm dịch vụ tư vấn kỹ thuật nuôi, Tuấn quyết định bỏ việc về quê khởi nghiệp với mảnh vườn 400 m2 của gia đình.

Ưu tiên hàng đầu của dược sĩ trẻ là mô hình vừa cho lợi nhuận nhưng phải đảm bảo an toàn sinh học, không gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ao nuôi, ở một góc vườn, Tuấn nuôi trùn quế và trồng cây nha đam. Nước từ ao dùng để tưới nha đam, phế phẩm của cây sẽ làm thức ăn cho trùn quế, trùn làm thức ăn cho cá, phân trùn bón lại cho nha đam.

Nhân công dùng vợt lưới thu hoạch cá chạch giao cho khách. Ảnh: Hoàng Nam

Nhân công dùng vợt lưới thu hoạch cá chạch giao cho khách. Ảnh: Hoàng Nam

Khác với ao nuôi truyền thống chỉ phủ bạt ở thành ao và chạy oxy, anh Tuấn lót bạt luôn ở đáy ao, đồng thời làm hệ thống lưới che phía trên. Cách làm này phát sinh hơn 10% chi phí, nhưng giúp khắc phục được tình trạng dịch bệnh tích tụ dưới đáy bùn. Ngoài ra, lưới che giúp cá không bị sốc khi thời tiết thay đổi.

Anh cũng đầu tư hệ thống ao xử lý nước đầu vào lẫn ra và chia khu vực nuôi thành nhiều ao nhỏ để kiểm soát tốt hơn khi dịch bệnh lây lan. Từ đó, mô hình nuôi an toàn sinh học sẽ có tỷ lệ thành công khoảng 80%, gấp đôi mô hình nuôi truyền thống.

Ngoài ra, anh còn thả xen cá chép koi với tỷ lệ bằng 50% cá chạch lấu để lấy ngắn nuôi dài. Chủ ao lý giải cá chạch sau 10-12 tháng nuôi bắt đầu thu hoạch, còn cá koi khoảng 8 tháng đã có thể xuất bán. Ngoài ra, là cá cảnh nên cá koi rất mẫn cảm với sự thay đổi môi trường ao nuôi. Vì vậy, nếu quan sát đàn cá koi bất ổn, có thể chủ động xử lý ao nuôi để bảo vệ đàn cá chạch.

Dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng, song vụ đầu tiên khi đàn cá được khoảng 4 tháng bắt đầu gặp sự cố, 80% đàn cá sau đó chết hết. Không nản lòng, anh Tuấn sau đó lần lượt đến các trại nuôi ở miền Tây để học hỏi. Đến vụ thứ 3, anh bắt đầu khắc phục các hạn chế và mở rộng dần quy mô ao nuôi lên 2.500 m2.

Dược sĩ bỏ nghề về quê nuôi cá chạch lấu

Trại nuôi cá chạch xen cá koi của dược sĩ Tuấn. Video: Hoàng Nam

Theo anh Tuấn, nuôi cá chạch không quá vất vả, nhưng mất thời gian và phải chăm như "con mọn". Bởi loài cá này ưa sạch sẽ (3-5 ngày phải thay nước một lần) và cần nguồn oxy thường xuyên. Mỗi ngày, cá ăn hai lần sáng và chiều.

Do cá chạch thích sống chui rúc nên cần có hệ thống nhà trú ẩn bằng các bó ống nhựa đặt dưới đáy ao. Để cá khỏe mạnh cũng cần bổ sung thêm vitamin C, men hỗ trợ tiêu hóa cùng vi sinh vật cải tạo môi trường nước. Sau nhiều vụ có kinh nghiệm, hiện tỷ lệ hao hụt tại ao anh Tuấn không quá 10%.

Theo ước tính của chủ ao, với diện tích 5.000 m2 chi phí đầu tư ban đầu: gồm đào ao, bạt, lưới che, nơi trú ẩn, máy phát điện, máy chạy oxy và hệ thống máy bơm, ống dẫn tổng cộng khoảng 450 triệu đồng. Bình quân mỗi năm trại cá xuất bán khoảng 2 tấn cá chạch và 1 tấn cá koi.

Hiện cá chạch 0,5-1 kg bán giá sỉ 250.000 đồng một ký. Cá koi loại 1,5 kg trở lên đạt màu sắc chuẩn đẹp giá bán 350.000 đồng một ký. Ước tính, mỗi năm anh Tuấn thu về trên 800 triệu đồng, trừ chi phí, lợi nhuận gần 400 triệu đồng.

Năm ngoái, mô hình nuôi cá chạch an toàn sinh học đạt giải nhất cuộc thi Sáng kiến thanh niên thúc đẩy kiến thức bản địa thích ứng với biến đổi khí hậu do Tỉnh đoàn Tiền Giang tổ chức.

Hoàng Nam

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Đứng giữa cánh đồng, một bên là cây ăn trái, một bên là lúa, ông Nguyễn Văn Long (76 tuổi, Đồng Tháp) lưỡng lự. Ông muốn bỏ lúa, nhưng không đành.
1 tháng trước - Đứng giữa cánh đồng, một bên là cây ăn trái, một bên là lúa, ông Nguyễn Văn Long (76 tuổi, Đồng Tháp) lưỡng lự. Ông muốn bỏ lúa, nhưng không đành.
3 tuần trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 tháng trước - Phiên tòa ly hôn hôm ấy chắc hẳn để lại sự nặng nề trong lòng người chồng nhưng với chị Thu Hồng (30 tuổi, ngụ đường Nguyễn Xiển, TP Thủ Đức, TP.HCM) là sự giải thoát, dù vợ chồng chị trong mắt mọi người là hình mẫu gia đình lý tưởng.
3 tuần trước - Vừa trở về sau chuyến công tác dài ngày, giọng bị khàn, chị Huyền Tôn Nữ Cát Tường (41 tuổi) vẫn giữ đúng lịch gặp chúng tôi. Chị là đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành VietSeeds Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận tại VN.
Xem tin bài khác
2 giờ trước - “Cũng là con người đấy, khi đi ra nước ngoài thì chấp hành rất tốt quy định về trật tự an toàn giao thông, nhưng khi về Việt Nam thì vượt đèn đỏ, vi phạm rất nhiều. Điều này chứng tỏ luật của chúng ta chưa được thực hiện nghiêm, chưa góp...
3 giờ trước - Ngày 25-9, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội phát thông tin về việc xử lý vi phạm tổ chức đảng và đảng viên liên quan tới gói thầu 'thi công xây dựng cầu đoạn từ trụ 25 đến trụ 47 thuộc dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2'.
4 giờ trước - Đồng Tháp- ĐBSCL đứng trước những thách thức rất lớn từ biến đổi khí hậu, buộc phải chuyển sang phát triển bền vững, kinh tế xanh đó cũng là cơ hội mang tính bước ngoặt trong thời gian tới.
4 giờ trước - Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội cách chức, cho thôi chức vụ nhiều cán bộ Ban Giao thông do liên quan tiêu cực gói thầu thi công cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.
5 giờ trước - Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định số 1043 ngày 25-9 ban hành kế hoạch triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.