ttth247.com

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Nhà đứng tên Phan Văn Anh Vũ ở Đà Nẵng chỉ 11 tỉ đồng, đấu giá 10 lần chưa ai mua

Thứ trưởng Bộ Tư pháp khẳng định Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt việc thi hành án, thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng.

Ngày 6-9, Ủy ban Tư pháp tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 14, thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án 2024.

Một trong những nội dung được quan tâm liên quan đến việc xử lý tài sản, thu hồi tiền cho Nhà nước bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tỷ lệ thi hành án xong về tiền thấp

Tại báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ khẳng định đã tập trung chỉ đạo, đề ra các giải pháp cụ thể, linh hoạt nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản, thu hồi tiền cho Nhà nước bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

“Bộ Tư pháp đã trao đổi, phối hợp với VKSND Tối cao, Bộ KH&ĐT, các bộ, ngành liên quan và cấp ủy, địa phương kịp thời hướng dẫn các cơ quan thi hành án dân sự (THADS), các cơ quan chức năng có liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành từng vụ việc cụ thể”- báo cáo nêu.

Theo số liệu chưa đầy đủ, năm 2024, tổng số phải thi hành là 6.750 việc, tăng 2.210 việc (gần 49%) so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, số có điều kiện thi hành là 5.215 việc (chiếm hơn 77%); kết quả đã thi hành xong 3.015 việc.

Về tiền, tổng số phải thi hành trên 95.570 tỉ đồng, số có điều kiện thi hành trên 50.580 tỉ đồng (chiếm gần 53%). Kết quả đã thi hành xong trên 12.156 tỉ đồng.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Đỗ Đức Hồng Hà.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Đỗ Đức Hồng Hà.

Về nội dung này, nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp đánh giá Chính phủ đã chủ động triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác THADS. Dù vậy, nhóm nghiên cứu lưu ý tỷ lệ thi hành án xong về tiền đạt thấp (chỉ gần 32%), lượng án có điều kiện thi hành tồn đọng chuyển kỳ sau còn ở mức cao.

“Việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án về kinh tế, tham nhũng tăng về việc nhưng lại giảm mạnh về số tiền thu được so với cùng kỳ năm 2023”- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Đỗ Đức Hồng Hà, đại diện nhóm nghiên cứu, cho hay.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn cho rằng tình trạng vi phạm trong việc xác minh điều kiện thi hành án, phân loại án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, xử lý tài sản, vật chứng và quản lý, xử lý tiền, tài sản thi hành án kéo dài qua nhiều năm, chậm được khắc phục, nhiều trường hợp vi phạm nghiêm trọng phải xử lý hình sự.

Bình quân phải xử lý 430 tài sản/vụ

Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi đã dành thời gian lý giải nguyên nhân thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng giảm mạnh về tiền so với năm trước.

Ông Mai Lương Khôi khẳng định Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt việc thi hành án, thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng. “Tài sản nào đủ điều kiện, đủ cơ sở pháp lý để xử lý thì đều tập trung giải quyết dứt điểm”- Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho hay.

Dù vậy, theo ông, rất nhiều tài sản trong các vụ việc đang tập trung xử lý còn vướng mắc.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi. Ảnh: PHẠM THẮNG

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi. Ảnh: PHẠM THẮNG

Dẫn chứng, ông Mai Lương Khôi nêu rất khó khăn khi xử lý tài sản là đất có công trình xây dựng trái phép; nhiều thửa đất không xác định được ranh giới, giấy chứng nhận thì cấp trùng lắp….

“Trường hợp nhà số 31 Phạm Hồng Thái (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) đứng tên Phan Văn Anh Vũ chỉ 11 tỉ đồng mà tổ chức bán đấu giá tới 10 lần vẫn chưa ai mua”- Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho hay.

Lý giải về những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, tại báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cho hay tài sản phải xử lý trong các vụ án tham nhũng, kinh tế thường có số lượng rất lớn, chủng loại đa dạng, ở nhiều địa phương khác nhau, tính chất pháp lý phức tạp, nhiều trường hợp chưa đủ thông tin, cơ sở pháp lý nên việc xử lý mất nhiều thời gian.

Báo cáo cho hay chỉ tính riêng 81 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi đang tổ chức thi hành, đã có trên 3.500 tài sản phải xử lý, trong đó 1.226 tài sản là quyền sử dụng đất. Như vậy, trung bình phải xử lý 430 tài sản trong 1 vụ.

Trong khi đó, pháp luật hiện hành chưa có quy định đặc thù trong xử lý tài sản để thu hồi cho Nhà nước; quy trình thủ tục thi hành án dân sự chưa bảo đảm tính đơn giản, hiệu quả.

Các tài sản trước khi đưa ra đấu giá phải được VKSND kiểm sát trực tiếp

Tại báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đề nghị VKSND Tối cao chỉ đạo VKSND các cấp tăng cường kiểm sát quá trình tổ chức thi hành án, nhất là các vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Theo đó, Chính phủ đề nghị tất cả các tài sản trước khi đưa ra bán đấu giá phải được VKSND kiểm sát trực tiếp và có kết luận kiểm sát. Việc này nhằm kiểm soát chặt chẽ, không để xảy ra vi phạm, tham nhũng, tiêu cực trong quá trình tổ chức thi hành đối với các vụ việc này.

Ngoài ra, Chính phủ kiến nghị tăng cường thực hiện, hướng dẫn thực hiện tương trợ tư pháp trong hình sự ngay từ giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử, bảo đảm kịp thời thu hồi tài sản phạm tội tẩu tán ở nước ngoài…

Chính phủ cũng khẳng định sẽ phối hợp với cơ quan chức năng kiên quyết lập hồ sơ xử lý nghiêm các đối tượng trốn tránh, chây ỳ, chống đối việc thực hiện nghĩa vụ THA.

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
3 tuần trước - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình, Chủ tịch Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh đã biển thủ 1.463 tỉ đồng tiền Quỹ bình ổn xăng dầu và thuế bảo vệ môi trường của nhà nước.
1 tháng trước - Công ty luật Pháp Việt do Châu và Hùng cầm đầu đã núp bóng sau các hợp đồng dịch vụ pháp lý để đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản của 172.629 người vay, thu 456,7 tỉ đồng, hưởng lợi hơn 168,5 tỉ đồng.
2 tuần trước - Để đưa Quân 'Idol, kẻ từng nổi đình đám trên mạng xã hội với những biệt danh như "đại gia mới nổi", "thần tượng giới trẻ" tại phố núi Khe Sanh (H.Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) ra tòa, lực lượng Công an tỉnh Quảng Trị mất ròng rã 2 năm 11...
2 tuần trước - Trong sổ tay phóng viên của tôi, bốn chữ "hội nhập quốc tế" xuất hiện từ những năm 1990. Tuy nhiên, để đến được cụm từ hay lạ đó, Việt Nam đã phải chòi đạp khai phá con đường đổi mới và mở cửa từ năm 1986.
Xem tin bài khác
30 phút trước - Hôm qua 19.9, TAND TP.HCM bắt đầu xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm ở giai đoạn 2 về các tội danh 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản', 'rửa tiền' và 'vận chuyển trái phép...
30 phút trước - Nhiều ý kiến ủng hộ việc cấm học sinh dùng điện thoại di động trong trường để tập trung học tập. Bên cạnh đó, một số bạn đọc cho rằng việc này nên áp dụng linh hoạt.
30 phút trước - Theo báo cáo năm 2023, chỉ riêng án dân sự đã có tới hơn 8.000 án bị hủy, sửa dẫn đến vụ án kéo dài, gây ra nhiều tốn kém, hệ lụy, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào công lý.
30 phút trước - Theo dự báo, dù cơn bão số 4 đã đi vào đất liền và tan trên khu vực miền Trung nước Lào, tuy nhiên khu vực từ Hà Tĩnh - Quảng Trị sẽ có lượng mưa rất lớn trong ngày 20.9.
30 phút trước - Bão số 4 đổ bộ vào đất liền và suy yếu, nhưng các địa phương miền Trung đã cảnh giác ứng phó cao độ, di dời dân trước nỗi ám ảnh sạt lở từng xảy ra trước đó…