ttth247.com

Thủ tướng họp bàn sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính

Chiều 16-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính - trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật - chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về báo cáo đề xuất xây dựng luật sửa đổi, bổ sung 7 luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính.

Xây dựng 1 luật, sửa 7 luật

Cuộc họp đã cho ý kiến về báo cáo đề xuất xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Chứng khoán, Luật Quản lý thuế.

Trước đó, Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngay sau khi được thành lập đã tổ chức 2 phiên họp, xác định các nhóm nội dung cần sửa đổi tại các luật có nhiều vướng mắc mang tính cấp bách cần xử lý.

Kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc đề xuất sửa đổi các luật trên có đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn. Qua đó triển khai các nghị quyết của Đảng, kết luận của Bộ Chính trị, các chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt, các nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ.

Việc này có ý nghĩa quan trọng, góp phần triển khai 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về xây dựng và hoàn thiện thể chế; phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Từ đó khắc phục tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Việc sửa đổi luật cũng nhằm đáp ứng mong muốn của người dân và doanh nghiệp về giảm thủ tục hành chính, chống phiền hà, sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ. Vì vậy, Thủ tướng khẳng định quyết tâm tháo gỡ các vướng mắc tại các văn bản, yêu cầu Bộ Tài chính ưu tiên dành thời gian, nguồn lực cho việc này.

Về phạm vi sửa đổi, bổ sung, Thủ tướng cơ bản thống nhất đề xuất của Bộ Tài chính về việc xây dựng một luật để sửa đổi, bổ sung 7 luật. Trên cơ sở đó tiếp tục rà soát để xử lý các vướng mắc mang tính cấp bách, góp phần tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Việc sửa đổi các luật sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Đẩy mạnh phân cấp phân quyền, rõ trách nhiệm

Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số quan điểm chỉ đạo: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, từng cấp và có công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra. 

Cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà, không tạo môi trường cho tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, xóa bỏ cơ chế xin cho, giảm phiền hà, sách nhiễu; các bộ, ngành Trung ương tập trung thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, không làm công việc cụ thể.

Cùng với đó, quản lý ngân sách Nhà nước theo hướng tăng cơ sở thu, chống lãng phí chi, linh hoạt sử dụng các nguồn vốn Trung ương và địa phương, ngân sách tăng thu, tiết kiệm chi tập trung cho các dự án lớn, trọng điểm. 

Tháo gỡ các vướng mắc trong quản lý tài sản công để vừa quản lý được, vừa phát huy được nguồn lực; dự trữ quốc gia phải linh hoạt để xử lý kịp thời trong các tình huống cấp bách; quy định về kế toán phải tạo hành lang pháp lý rõ ràng để thực hiện; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý thuế…

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng dự án luật, đặc biệt là nội dung các chính sách; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp, đối tượng tác động, các chuyên gia, nhà khoa học…. 

Trên cơ sở đó, bộ trình Chính phủ xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền với các vấn đề vượt thẩm quyền và trình Quốc hội xem xét, thông qua trong thời gian tới, bảo đảm tiến độ, chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
2 ngày trước - Chiều 17/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 14 của Ban Chỉ đạo.
2 tuần trước - Hướng dẫn phương pháp lập giá bán điện bình quân; hướng dẫn quản lý tiền ký quỹ môi trường trong khai thác khoáng sản... là những chính sách nổi bật liên quan đến lĩnh vực kinh tế bắt đầu có hiệu lực trong tháng 9/2024.
3 tuần trước - 30/44 cơ chế đã được triển khai và phần nhiều đã đi vào cuộc sống, góp phần khơi thông nhiều điểm nghẽn của TP HCM. Tuy nhiên, thành phố cần làm nhanh và hiệu quả hơn nữa vì sự phát triển như kỳ vọng.
23 giờ trước - Quy hoạch điện 8 đặt ra mục tiêu đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phải đạt 6.000 MW. Nhưng sau gần 1 năm rưỡi quy hoạch được phê duyệt, VN vẫn chưa có dự án điện gió ngoài khơi nào được cấp chủ trương đầu tư hay giao nhà đầu tư...
3 tuần trước - Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu cơ chế, chính sách phải thông thoáng, khả thi nhưng kiểm soát được, trong đó có chính sách phù hợp, hiệu quả để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực chất lượng cao liên quan tới các lĩnh vực mà 3 dự án luật điều...
Xem tin bài khác
6 phút trước - Đã thu về 1,3 tỷ USD, con cá tra Việt Nam tiếp tục đón thêm nhiều tin vui từ thị trường Mỹ. Tin vui nhất là sau hơn 20 năm vướng vào vụ kiện, nhà chức trách Mỹ xác định kết quả sơ bộ nhiều nhà xuất khẩu phi lê cá tra Việt không bán phá...
6 phút trước - Tập đoàn của gia đình cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có quy mô hàng trăm công ty, trị giá nhiều tỷ USD, là ông lớn trong lĩnh vực bất động sản, khách sạn và sân golf tại Mỹ nhưng cũng thăng trầm theo con đường chính trị của ông Trump.
6 phút trước - Công trường dự án ngổn ngang bủa vây khắp lối, mưa đổ xuống đúng giờ tan tầm, đi cùng triều cường, ngập nước…, đường sá TP.HCM lúc nào cũng hầm hập ùn tắc.
6 phút trước - Một số doanh nghiệp niêm yết đã bị các công ty kiểm toán từ chối cung cấp dịch vụ nên bị xử phạt, thậm chí cổ phiếu bị hủy niêm yết.
27 phút trước - Ngày 3/10 tới đây, CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã PNJ) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền mặt. Tỷ lệ chi...