ttth247.com

Tiềm năng phát triển mạnh mẽ chuỗi logistics giữa Việt Nam và các nước cộng đồng Pháp ngữ

Nội dung trên được các chuyên gia nêu tại diễn đàn Một Việt Nam toàn cầu (One Global Vietnam- La Francophonie 2024), tổ chức ngày 5-10 tại Paris (Pháp). Diễn đàn do AVSE Global - Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu - tổ chức nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 19.

Diễn đàn quy tụ 100 chuyên gia, nhà khoa học từ nhiều lĩnh vực khác nhau và từ 10 quốc gia trên thế giới khám phá những triển vọng của Cộng đồng Pháp ngữ trong thế giới. 

Việt Nam như một mô hình đổi mới trong chuỗi logistic

Tại phiên thảo luận về thương mại công nghệ hướng tới đổi mới tăng trưởng xanh, ông Pierre Fenies, giáo sư trường Đại Học Tổng Hợp Paris-Pantheon Assas đề cập những thay đổi trong chuỗi logistics theo thời gian và vai trò tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Ông Pierre cho rằng về mặt lịch sử, logistic mang tính chất địa phương, nhưng với quá trình toàn cầu hóa trong thời gian qua đặc biệt là thập niên 80, 90 logistic đã trở thành toàn cầu. 

Tuy nhiên đại dịch năm 2020 đã phá vỡ động lực này và buộc phải đánh giá lại chuỗi cung ứng.

Đối với Việt Nam, ông nhìn nhận như một mô hình đổi mới trong chuỗi cung ứng và nên tập trung vào việc tái sử dụng và tái chế các linh kiện điện tử. 

Việt Nam đã phát triển chuyên môn công nghiệp trong lĩnh vực này và điều đó sẽ cho phép Việt Nam trở thành nhà cung cấp quan trọng cho cộng đồng Pháp ngữ. 

Không chỉ vậy Việt Nam có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi sang các mô hình logistics bền vững và có thể xuất khẩu, không chỉ ở Châu Phi mà còn Châu Âu.

“Có một tiềm năng mạnh mẽ giữa của Việt Nam và cộng đồng Pháp ngữ trong việc phát triển chuỗi logistics nội địa hóa một phần, đặc biệt trong các ngành công nghiệp mũi nhọn như linh kiện điện tử. 

Nó làm nổi bật sự nhanh nhẹn và khả năng thích ứng của Việt Nam, cho phép Việt Nam phát minh ra các mô hình chuỗi cung ứng địa phương, điều mà các nước phát triển cứng nhắc hơn khó có thể làm được” ông Pierre nói.

“Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển năng lượng tái tạo”

Ông Dominici Matteo (Chủ tịch Merja Zarka, Phụ trách các vấn đề xã hội và quản trị Terrafrica Tech, Maroc) nói về tầm quan trọng trong việc hợp tác giữa các nước nói tiếng Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và công nghệ mới.

Và mối liên kết về văn hóa và ngôn ngữ vẫn là tài sản quý giá để tăng cường quan hệ giữa Pháp và các quốc gia trong khối Pháp ngữ, nhất là các quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam. 

Theo ông Matteo,Việt Nam là quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển điện gió, năng lượng mặt trời… 

Việt Nam cũng là một minh chứng thành công khi 6 tháng đầu năm đạt hơn 15 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài. Ông Matteo cho rằng các nước châu Phi có thể tham khảo mô hình của Việt Nam để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thanh Trang, nhà khoa học về dữ liệu và AI, tập đoàn Dennemeyer, nêu vấn đề giải quyết những thách thức liên quan đến việc đánh thuế các công ty công nghệ, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp trong môi trường quốc tế.

Thực trạng hiện nay với việc ứng dụng công nghệ, một công ty có thể phát triển ở một quốc gia nhưng khách hàng ở một quốc gia khác. 

Mô hình phi vật chất hóa này đặt ra những thách thức trong việc xác định nơi doanh nghiệp sẽ bị đánh thuế, đặc biệt trong trường hợp không có hiện diện thực tế nhưng có hoạt động kinh tế đáng kể. Vấn đề chuyển giá thời gian qua đã cho phép các công ty đa quốc gia tái phân bổ lợi nhuận của họ từ nước này sang nước khác, thường nhằm mục đích giảm gánh nặng thuế.

Theo bà Trang, bên cạnh việc đưa ra mức thuế tối thiểu toàn cầu nhằm ngăn chặn một số công ty gần như không phải trả thuế cũng cần có sự hỗ trợ pháp lý giữa các nước trong khu vực để thu hút doanh nghiệp thông qua chế độ thuế hấp dẫn. Từ đó tạo động lực cho các công ty khởi nghiệp và hỗ trợ đổi mới, sáng tạo.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Trong bài viết cho Tập san Influences của Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định hợp tác kinh tế với các nước trong Cộng đồng Pháp ngữ là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
3 tuần trước - Sáng 23-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp các chuyên gia, học giả tại Đại học Columbia trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh tương lai, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 79 và làm việc tại Mỹ.
6 ngày trước - Lào- Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 đã khơi sức mạnh tự cường, tiềm năng kết nối và khát vọng tương lai cho khu vực, theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
2 ngày trước - Tân Đại sứ Hà Vĩ nhận định Việt Nam và Trung Quốc có nhiều tiềm năng hợp tác về kinh tế, kết nối chiến lược cũng như trong đổi mới sáng tạo và công nghệ cao.
1 tháng trước - Trong bối cảnh bức tranh kinh tế toàn cầu có nhiều thay đổi, khu vực Đông Nam Á nổi lên như một thị trường đầy tiềm năng, có thể đóng vai trò quan trọng trong các nỗ lực kết nối và hợp tác, bao gồm sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).
Xem tin bài khác
24 phút trước - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nói các chính sách mới như đất đai, thẻ căn cước đều hướng đến đảm bảo quyền lợi của người Việt Nam ở nước ngoài giống như trong nước.
30 phút trước - Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết sẽ không dự Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brazil vào tháng 11 và lệnh bắt giữ của ICC không phải là yếu tố cần để tâm.
1 giờ trước - Thủ tướng Mikati cáo buộc Iran can thiệp tình hình nội bộ, sau khi Tehran nói sẵn sàng hỗ trợ thực thi nghị quyết LHQ liên quan đến an ninh của Lebanon.
1 giờ trước - Quan chức Hamas xác nhận thủ lĩnh Yahya Sinwar của lực lượng này đã bị Israel sát hại, tuyên bố sẽ không thả các con tin cho đến khi xung đột ở Gaza kết thúc.
2 giờ trước - Hamas đã chính thức xác nhận cái chết của thủ lĩnh Yahya Sinwar trong khi Điện Kremlin bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Trung Đông sau sự kiện này.