ttth247.com

Tiêm vaccine sởi trong dịch bệnh có gì khác?

TP HCM đang có dịch sởi, lịch tiêm vaccine khác biệt thế nào? Tôi cho con tiêm mũi hai sớm hơn lịch hẹn có được không? (Nguyễn Anh, 33 tuổi, TP HCM)

Trả lời:

Việt Nam có hai loại vaccine có thành phần sởi gồm loại đơn và loại phối hợp ngừa sởi - rubella hoặc sởi - quai bị - rubella, tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi. Mỗi người cần tiêm tối thiểu hai mũi vaccine. Hiệu quả mũi một chỉ đạt từ 80-85%. Việc tiêm mũi hai giúp tăng cường hiệu quả bảo vệ lên 98%, góp phần đạt miễn dịch cộng đồng và ngăn chặn dịch bệnh.

Thông thường, ở chương trình Tiêm chủng mở rộng, trẻ sẽ tiêm một mũi sởi đơn lúc 9 tháng tuổi, sau đó nhắc mũi sởi - rubella lúc 18 tháng tuổi. Nếu tiêm dịch vụ, tùy theo lịch sử và độ tuổi tiêm chủng, trẻ sẽ được chỉ định tiêm hai hoặc ba mũi vaccine có thành phần phòng sởi cách nhau ba tháng hoặc ba năm.

Ví dụ, nếu lúc 9 và 12 tháng tuổi, trẻ đã tiêm một mũi sởi đơn và sởi - quai bị - rubella, bác sĩ sẽ hẹn tiêm mũi 3 sởi - quai bị - rubella vào ba năm sau. Nếu lúc 12 tháng tuổi trẻ mới bắt đầu tiêm một mũi sởi - quai bị - rubella thì bác sĩ sẽ hẹn tiêm mũi 2 vào ba tháng sau.

Khi có dịch sởi, các mũi vaccine có thành phần sởi có thể tiêm cách nhau tối thiểu một tháng cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, không cần tuân theo lịch tiêm thông thường.

Khi có dịch, vaccine ngừa sởi có thể tiêm cách nhau tối thiểu một tháng, dành cho trẻ từ một tuổi trở lên. Ảnh: Mộc Thảo

Khi có dịch, vaccine ngừa sởi có thể tiêm cách nhau tối thiểu một tháng, dành cho trẻ từ một tuổi trở lên. Ảnh: Mộc Thảo

Ngoài ra, theo thông tin kê toa của nhà sản xuất, vaccine sởi đơn (MVVAC) và sởi - quai bị - rubella (MMR II) có thể tiêm sớm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, trong bối cảnh dịch bệnh. Tuy nhiên, trường hợp tiêm sởi sớm hơn lịch thông thường có thể không đạt hiệu quả miễn dịch tối ưu, do đó trẻ cần bổ sung các mũi tiêm theo hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp gia đình bạn đang sống trong vùng dịch, có thể đưa con đến các trung tâm tiêm chủng để được tư vấn tiêm vaccine sớm.

Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và mạnh. Một người mắc bệnh có thể lây cho 12-18 người không có miễn dịch và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não.

Vaccine giúp phòng bệnh an toàn, chủ động, hiệu quả. Các thành viên trong gia đình cũng cần rà soát lịch tiêm để bổ sung đầy đủ vaccine. Người từng tiêm đầy đủ hai mũi vaccine có thể tiêm bổ sung một mũi khi có dịch bệnh, cách mũi cuối cùng khoảng một tháng. Phụ nữ nên hoàn thành lịch tiêm vaccine sởi trước khi mang thai ba tháng để bảo vệ thai kỳ và bé sau khi chào đời.

Bác sĩ Bùi Thanh Phong
Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Độc giả gửi câu hỏi tư vấn vaccine để bác sĩ trả lời tại đây.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
4 ngày trước - Con trai ba tuổi của tôi mắc sởi, phát ban. Tôi và người nhà thường xuyên tiếp xúc gần với con để chăm sóc, có bị lây sởi không?
1 tháng trước - Các cơn ho ở trẻ nhỏ có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp do sởi, cúm, phế cầu, ho gà...
1 tuần trước - Hiện ca bệnh ở nhóm trên 5 tuổi chiếm một phần tư tổng số ca mắc, trong khi giai đoạn đầu của dịch năm nay ít gặp ở nhóm tuổi này, theo đại diện Sở Y tế TP HCM.
3 tuần trước - Cả nước ghi nhận khoảng 2.000 ca sởi trong 8 tháng, 18 tỉnh thành nguy cơ dịch gia tăng, Bộ Y tế khẩn cấp tiêm vaccine cho trẻ 1-10 tuổi nhằm tăng tỷ lệ miễn dịch.
1 tháng trước - Sở Y tế tham mưu UBND TP HCM ban hành kế hoạch chủ động ứng phó dịch bệnh sởi trong bối cảnh số ca tăng nhanh, 3 trẻ mắc bệnh tử vong trong tháng qua.
Xem tin bài khác
23 phút trước - Anh Đ.P.D (29 tuổi, ngụ TP.HCM) làm việc tại một xưởng in, vài tháng gần đây anh cảm thấy cột sống bị đau thắt, trong một lần đang đứng thì bất ngờ ngã quỵ xuống đất.
24 phút trước - Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm vàng bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ sớm và tối ưu nhất, ba mẹ đừng trì hoãn hoặc...
33 phút trước - Thiếu vận động, không uống đủ nước, ăn nhiều đồ ngọt... là những thói quen hàng ngày của nhiều người đang ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe tổng thể.
59 phút trước - Thời gian qua, Bộ Y tế liên tiếp phát cảnh báo về tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Trong đó, không ít vụ việc bị khởi tố liên quan đến việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.
59 phút trước - Nhật Bản đối mặt khủng hoảng dân số bởi số trẻ sơ sinh giảm, dân số già và tổng số cư dân giảm.