ttth247.com

Tiêm vaccine thủy đậu bao lâu mới tiêm tiếp zona thần kinh?

Tôi mới tiêm vaccine thủy đậu một tháng, có thể tiêm tiếp vaccine zona thần kinh mới về Việt Nam được không? (Hoàng Thuyết, 50 tuổi, ở Bình Thuận)

Trả lời:

Nước ta đã có vaccine phòng zona thần kinh (Shingrix), do hãng dược GSK (Bỉ) sản xuất và Bộ Y tế cấp phép tháng 5. Gần 200 trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc đang áp dụng loại này.

Tương tự bạn, rất nhiều trường hợp muốn tiêm vaccine zona phòng ngừa, giảm biến chứng lẫn đau đớn do bệnh gây ra. Tuy nhiên, WHO khuyến cáo người 50 tuổi trở lên hoặc từ 18 tuổi có nguy cơ cao mắc nên tiêm sớm. Lịch tiêm hai mũi cách nhau 1-2 tháng, tùy trường hợp.

Bạn đã 50 tuổi, thuộc diện được tiêm vaccine zona thần kinh. Loại này có thể tiêm đồng thời với vaccine khác ở nhiều vị trí, trừ vaccine thủy đậu. Khoảng cách giữa vaccine thủy đậu - Shingrix là hai tháng, tức tối thiểu 8 tuần. Để đảm bảo an toàn, trường hợp của bạn nên chờ thêm một tháng nữa hãy tiêm vaccine zona thần kinh.

Vaccine phòng zona thần kinh. Ảnh: Kim Oanh

Người lớn tiêm vaccine zona thần kinh tại VNVC. Ảnh: Nguyễn Oanh

Vaccine zona thần kinh của GSK được sản xuất theo phương pháp bất hoạt tái tổ hợp, hiệu quả phòng ngừa cao, nhất là nhóm lớn tuổi và người suy giảm miễn dịch. Cụ thể, hiệu quả phòng ngừa zona thần kinh lên đến 97% ở người từ 50 tuổi trở lên và đến 87% trên người từ 18 tuổi bị suy giảm miễn dịch do bệnh lý. Vaccine đồng thời giảm biến chứng đau thần kinh sau zona và các biến chứng khác hơn 90%.

Zona thần kinh (giời leo) do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra, cũng là chủng dẫn đến thủy đậu. Người nhiễm virus lần đầu sẽ mắc thủy đậu. Sau khỏi bệnh, virus vẫn ở trong rễ hạch thần kinh và tái hoạt động, gây zona.

Bệnh phổ biến hơn sau tuổi 50. Theo thống kê, cứ một trong ba người trưởng thành có nguy cơ bị zona trong đời. Tỷ lệ mắc tăng theo tuổi tác, người trên 60 tuổi dễ nhiễm hơn trẻ dưới 10 tuổi gấp 10 lần.

Bên cạnh đó, nhóm có bệnh lý nền như máu ác tính, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tự miễn, ung thư, thường xuyên căng thẳng tâm lý... cũng dễ nhiễm và tái phát zona.

Ngoài gây tổn thương, đau đớn tại vùng da phát ban, mụn nước, zona còn dẫn đến biến chứng nghiêm trọng khác như: đau dây thần kinh kéo dài, viêm phổi, viêm gan, tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu não...

Bác sĩ Đoàn Thị Khánh Châm
Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine để bác sĩ trả lời tại đây.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 ngày trước - Số bệnh nhân sởi tại 19 tỉnh thành phía Nam đang tăng nhanh, chủ yếu trẻ 1-10 tuổi, song xuất hiện ổ dịch ở người lớn trong nhà máy.
1 tháng trước - TP HCM ghi nhận 95 ca sởi tuần qua cho thấy bệnh có dấu hiệu chững lại, chiến dịch tiêm vaccine được tăng tốc để sớm hết dịch.
3 tuần trước - Tôi bị đau, chảy mủ ở vùng kín, đi khám phát hiện mắc bệnh lậu. Vợ tôi cũng bị lây bệnh, hiện cả hai điều trị bằng kháng sinh.
4 ngày trước - Phụ nữ mắc chlamydia, lậu có thể vô sinh hoặc chửa ngoài tử cung, còn người mẹ bệnh giang mai dễ lây truyền sang con, gây nguy cơ sinh non.
4 ngày trước - Phụ nữ mắc chlamydia, lậu có thể vô sinh hoặc thai ngoài tử cung, còn mẹ bệnh giang mai dễ lây truyền sang con, nguy cơ sinh non.
Xem tin bài khác
33 phút trước - Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy người con cả (con đầu lòng) và con một dễ bị trầm cảm hoặc rối loạn âu lo không rõ nguyên nhân.
33 phút trước - Ho kèm chất nhầy, sốt cao, đau ngực, khó thở hay môi và móng tay xanh xao có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm phổi.
48 phút trước - Giải thưởng Thành tựu y khoa Việt Nam nhận được 68 sản phẩm đăng ký tham gia đến từ TP.HCM và 2 tỉnh thành Đắk Nông và Cần Thơ.
1 giờ trước - Xuất tinh sớm là vấn đề tình dục khá phổ biến trên thế giới, ảnh hưởng đến 20-30% nam giới trong độ tuổi 18-59.
1 giờ trước - Bệnh viện Ung bướu Nghệ An được Bộ Y tế công nhận là bệnh viện chuyên khoa điều trị ung bướu tuyến cuối của khu vực Bắc Trung bộ.