ttth247.com

Tính toán làm đường trên cao 5 dự án BOT hiện hữu ở TP.HCM

Ngoài phương án mở rộng 5 dự án BOT đường hiện hữu ở TP.HCM, cơ quan chức năng cũng tính toán, nghiên cứu thêm phương án làm đường trên cao.

Mới đây, khi nói về tình trạng kẹt xe ở TP.HCM, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM Bùi Hòa An cho hay nếu đem khoảng 10 triệu xe TP.HCM đang quản lý xếp trên mặt đường thì phải mở rộng những con đường hiện hữu lên gấp 2,5 lần mới đủ.

Các tuyến đường trên cao là bước tiến lâu dài và sẽ được rà soát, kịp thời điều chỉnh phù hợp từng giai đoạn.

Điều nêu trên cho thấy nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng, đường sá quá tải, kẹt xe. Trong bối cảnh nhiều dự án giao thông chưa thể làm vì gặp khó trong việc giải phóng mặt bằng thì làm đường trên cao là một trong những cách mà TP.HCM đang nghiên cứu phát triển trong tương lai.

Liên quan vấn đề này, Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa có kết luận của ông Trần Quang Lâm - giám đốc sở này sau khi chủ trì cuộc họp về tình hình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho 5 dự án BOT đường hiện hữu (áp dụng nghị quyết 98).

Cụ thể, ông Lâm đã yêu cầu đơn vị tư vấn tiếp tục nghiên cứu các quy hoạch liên quan để làm cơ sở đề xuất các phương án kỹ thuật, kịch bản thu phí để hoàn chỉnh báo cáo.

Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, 5 dự án ban đầu dự kiến làm theo kiểu mở rộng và nâng cấp. Còn hiện tại tính toán thêm phương án đường trên cao (5 dự án thuộc quốc lộ 13, quốc lộ 1, quốc lộ 22, trục Bắc - Nam, cầu đường Bình Tiên).

Sở đã tham mưu, đề xuất và được cập nhật phương án này vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM.

Nếu tiến độ điều chỉnh quy hoạch chậm, các dự án có thể bị ảnh hưởng.

Vì vậy, sở kiến nghị UBND TP.HCM giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc nhanh chóng hoàn thiện đồ án điều chỉnh quy hoạch để trình cấp thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở đẩy nhanh tiến độ 5 dự án đường trên cao.

Theo ông Trần Quang Lâm, mục tiêu của các dự án là cải thiện khả năng thông hành, phục vụ của các đường hiện hữu, giải quyết tình trạng quá tải, kẹt xe. Vì vậy đơn vị tư vấn cần so sánh, đánh giá kỹ mức độ cải thiện giao thông sau khi dự án hoàn thành.

Việc khảo sát, dự báo lượng giao thông cho năm tương lai phải kỹ, đúng quy định. Trong đó xác định trên số liệu khảo sát, dự báo về thu hút và phát triển hạ tầng giao thông khu vực, quy hoạch đất có liên quan để đảm bảo chặt chẽ.

"Phương án thiết kế theo kiểu đường trên cao hay đi bằng, các nút giao, vận tốc… phải được tính toán, phân tích và so sánh kỹ để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của dự án", ông Lâm nhấn mạnh.

Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề nghị UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức quan tâm chỉ đạo các phòng ban, đơn vị liên quan hỗ trợ trong việc rà soát và cung cấp các thông tin bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Ông Hùng Ky lùa đàn bò đi suốt trên cánh đồng nắng An Hải (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận). Đàn bò đi tìm cỏ, tìm nước, còn ông đi tìm đường thoát nghèo.
2 tuần trước - Nước sông Hồng dâng nhanh, tràn vào khu dân cư ven sông ở quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm; chính quyền hạn chế xe tải qua cầu Chương Dương, dừng tàu chạy qua cầu Long Biên.
3 tuần trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 tuần trước - Chạy xe trên cao tốc nhỏ hẹp không làn khẩn cấp, nhiều tài xế ôtô đường dài luôn trong trạng thái căng thẳng, hồi hộp do đối mặt rủi ro tai nạn.
1 tuần trước - Sau vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ, một số cây cầu đang khiến người dân nơm nớp, bất an khi qua lại và nhiều cây cầu đang được cơ quan chức năng "khám sức khỏe" tổng quát.
Xem tin bài khác
6 phút trước - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã thành lập tổ khám nghiệm, giám định hạ tầng và toa xe để xác định nguyên nhân tàu trật bánh 5 lần trong hai tháng.
12 phút trước - Đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu (TP.HCM) hoàn thành sẽ giúp tăng kết nối hai cảng. Đồng thời giao thông các đường lân cận cũng được giảm tải.
21 phút trước - Nhiều dự án giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Định đang thực hiện các biện pháp thoát nước để ứng phó với mùa mưa sắp đến.
21 phút trước - Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) cho rằng, do bãi sông trên nhiều tuyến sông bị lấn chiếm để khai thác xây dựng công trình nhà ở, nhà xưởng... đồng thời, khi gặp thủy triều cao nên lũ thoát chậm đã gây ra đợt lũ...
21 phút trước - Người dân và chính quyền địa phương kiến nghị có giải pháp hạn chế ảnh hưởng xâm thực, sạt lở tại cửa sông Cu Đê đoạn đổ ra biển (cầu Nam Ô), khi thi công bờ kè dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô.