ttth247.com

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kêu gọi Pháp ngữ đổi mới, tập trung hợp tác kinh tế

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ thứ 19, ngày 5-10 (giờ Pháp, chiều và tối cùng ngày giờ Việt Nam) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự các phiên họp chính thức và có bài phát biểu quan trọng.

Đổi mới Pháp ngữ để nâng cao hiệu quả

Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo đánh giá cao đóng góp củacộng đồng Pháp ngữ trong việc thúc đẩy đối thoại và kiến tạo hòa bình, phát huy sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ, góp phần thực hiện các Mục tiêu về phát triển bền vững và ứng phó với các thách thức toàn cầu.

Các nhà lãnh đạo cũng chia sẻ quan ngại về một số diễn biến phức tạp của tình hình thế giới gần đây, nhất là tại khu vực Trung Đông. Các bên nhấn mạnh yêu cầu cải cách thể chế đa phương, trong đó có các thể chế Pháp ngữ, tăng cường hiệu quả hoạt động và kịp thời thích ứng với những xu thế của thời đại.

Phát biểu tại phiên họp “Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới” của hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định vai trò không thể thay thế của các cơ chế đa phương.

Ông cũng đề cao đóng góp của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) và các thể chế Pháp ngữ trong xử lý các vấn đề quan tâm chung của cộng đồng quốc tế, cũng như tiến trình xây dựng các khuôn khổ, nguyên tắc đối với các vấn đề mới nổi.

Nhằm đề cao vai trò của chủ nghĩa đa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh cần gắn liền với các tiến trình chuyển đổi lớn, nhất là chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

Theo ông, không gian Pháp ngữ cũng cần thích ứng với xu hướng này, hỗ trợ các thành viên nâng cao năng lực về công nghệ, phát triển năng lượng sạch và thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững. Nhà lãnh đạo Việt Nam khẳng định khoa học, công nghệ là chìa khóa để cộng đồng Pháp ngữ có thể tạo nên những đột phá trong tương lai.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các thể chế đa phương, trong đó OIF, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định cần đẩy mạnh cải tổ để có thể ứng phó với những thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới và không gian Pháp ngữ.

Pháp ngữ cũng cần đổi mới theo hướng tập trung hơn vào ưu tiên của các thành viên, nhất là về hợp tác kinh tế và phối hợp triển khai các văn kiện của Hội nghị Thượng đỉnh tương lai của Liên Hiệp Quốc.

Người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam nhấn mạnh chủ nghĩa đa phương chỉ có thể thành công nếu bảo đảm được tính bao trùm, toàn diện, lấy người dân làm trung tâm, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Trên tinh thần đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Pháp ngữ tiếp tục thúc đẩy các chương trình giao lưu nhân dân, trao đổi văn hóa, giáo dục thông qua tiếng Pháp nhằm duy trì một ngôn ngữ đẹp gắn kết các thành viên Pháp ngữ, qua đó lan tỏa các kết quả hợp tác Pháp ngữ đến với mọi người dân.

Pháp ngữ kết nạp thêm thành viên, ra tuyên bố chung

Chiều cùng ngày 5-10, Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 đã bế mạc sau hai ngày làm việc.

Hội nghị đã nhất trí đồng ý Ghana và Cộng hòa Cyprus trở thành thành viên chính thức; kết nạp Angola, Chile, vùng Nouvelle-Escosse (Canada), Polynesia thuộc Pháp và vùng Sarre (Đức) làm quan sát viên.

Hội nghị cũng quyết định việc tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Pháp ngữ lần thứ 46 tại Bờ Biển Ngà vào năm 2025 và Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 20 tạiCampuchia vào năm 2026. Đây sẽ là lần thứ hai hội nghị cấp cao được tổ chức tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương (sau Việt Nam năm 1997).

Những người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ thành viên Pháp ngữ cũng nhất trí thông qua nhiều văn kiện quan trọng, trong đó có Tuyên bố chung Villers-Cotterêts, Nghị quyết về tình hình chính trị và củng cố hòa bình trong không gian Pháp ngữ, Tuyên bố về đoàn kết với Lebanon.

Trong đó, Tuyên bố Villers-Cotterêts kêu gọi các nước thành viên khuyến khích, ủng hộ các hoạt động hợp tác về khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo, thúc đẩy kinh tế số, khởi nghiệp, thúc đẩy đối tác công-tư.

Tuyên bố cũng khẳng định cam kết thúc đẩy quảng bá tiếng Pháp, nhấn mạnh vai trò của tiếng Pháp trong đào tạo, giảng dạy, sáng tạo, thúc đẩy đa dạng văn hóa. Các nước thành viên Pháp ngữ thể hiện quyết tâm thực hiện phát triển bền vững, bảo đảm hài hòa giữa nỗ lực tăng trưởng, xóa đói nghèo và bảo vệ môi trường.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong phiên thảo luận chung đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 79, nhấn mạnh thông điệp coi trọng chủ nghĩa đa phương và kêu gọi các nước cùng hành động.
3 tuần trước - Tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York (Mỹ), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kêu gọi cần tăng cường đoàn kết, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế trong giai đoạn bước ngoặt.
3 tuần trước - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kêu gọi đoàn kết, đặt người dân vào trung tâm khi vạch ra tầm nhìn về tương lai hòa bình, thịnh vượng của thế giới, trong bài phát biểu trước Đại hội đồng LHQ.
3 tuần trước - Nhấn mạnh nhân loại đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kêu gọi các nước thống nhất nhận thức cùng hành động, cùng nỗ lực và hợp tác chặt chẽ hiệu quả.
2 tuần trước - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng Thư ký Pháp ngữ Louise Mushikiwabo đích thân đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, cùng các trưởng đoàn khác dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ thứ 19.
Xem tin bài khác
2 giờ trước - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nói các chính sách mới như đất đai, thẻ căn cước đều hướng đến đảm bảo quyền lợi của người Việt Nam ở nước ngoài giống như trong nước.
2 giờ trước - Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết sẽ không dự Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brazil vào tháng 11 và lệnh bắt giữ của ICC không phải là yếu tố cần để tâm.
3 giờ trước - Thủ tướng Mikati cáo buộc Iran can thiệp tình hình nội bộ, sau khi Tehran nói sẵn sàng hỗ trợ thực thi nghị quyết LHQ liên quan đến an ninh của Lebanon.
3 giờ trước - Quan chức Hamas xác nhận thủ lĩnh Yahya Sinwar của lực lượng này đã bị Israel sát hại, tuyên bố sẽ không thả các con tin cho đến khi xung đột ở Gaza kết thúc.
4 giờ trước - Hamas đã chính thức xác nhận cái chết của thủ lĩnh Yahya Sinwar trong khi Điện Kremlin bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Trung Đông sau sự kiện này.