ttth247.com

TP.HCM cần cơ chế quản lý đô thị đặc biệt để bứt phá

Đây không phải lần đầu TP.HCM có đề xuất này. Trong nhiều văn bản, buổi làm việc với lãnh đạo cấp cao, TP.HCM đã thẳng thắn chỉ rõ những vướng mắc, điểm nghẽn cản trở đầu tàu kinh tếchuyển mình tăng tốc, phát triển. Mặc dù từ giữa nhiệm kỳ trước đến gần hết nhiệm kỳ này, TP.HCM đã được Trung ương nhiều lần nới lỏng "chiếc áo đồng phục" về cơ chế, chính sách, song thành phố nói thực tế chưa đủ tạo cú hích để phát triển.

Bất cập, chồng chất hạn chế, yếu kém

9 vấn đề khó khăn, hạn chế, yếu kém trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội được TP.HCM nêu ra trong báo cáo tại buổi làm việc với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Trong đó có đến 5 vấn đề xuất phát từ nguyên nhân bất cập về pháp luật về đầu tư, quy hoạch, đất đai, xây dựng, kinh doanh bất động sản... không thống nhất. Sự phối hợp giữa TP.HCM và các bộ, ngành còn hạn chế, bất cập. Những bất cập này cản trở đầu tàu kinh tế trở mình, tăng tốc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhận định tăng trưởng của TP.HCM chậm lại so với các đô thị trong khu vực, quốc tế. TP.HCM cũng thẳng thắn cho rằng kinh tế TP tăng trưởng thấp, phát triển chưa bền vững. Đó là năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển của TP trong giai đoạn mới. Hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, hạ tầng công nghiệp, đô thị phát triển ì ạch.

Chưa có đột phá trong cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư. Quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị chạy không kịp tốc độ tăng dân số và biến đổi khí hậu. Ngập nước, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, nhà ở xã hội, bệnh viện, trường học, hệ thống phúc lợi xã hội chưa đủ nguồn lực giải quyết.

Khi đặt vai trò của TP.HCM trong tổng thể phát triển vùng còn nhiều bất cập hơn dù TP.HCM được quy hoạch cho vai trò trung tâm của vùng. Nhiều năm qua TP chưa phát huy được vai trò, vị trí đầu tàu, động lực, dẫn dắt cũng như tiềm năng, điều kiện và yêu cầu phát triển của TP. Nguyên nhân cũng do cơ chế, chính sách liên kết vùng chưa đồng bộ, đầy đủ. Khuôn khổ thể chế cho hợp tác, liên kết vùng chưa hoàn thiện, chưa huy động tổng lực phát triển vùng.

Cơ chế đặc thù nhưng chưa gỡ được vướng mắc

Sau nghị quyết 54 của Quốc hội năm 2017, TP.HCM tiếp tục được Quốc hội thông qua nghị quyết 98 năm 2023 với thêm nhiều cơ chế, chính sách đặc thù hơn nghị quyết 54.

Tuy nhiên, từ đây cũng đặt ra câu hỏi: Tại sao đã có sự "cởi trói", "nới lỏng" nhưng đến nay chưa có nhiều chuyển biến?

Đến đây chính quyền TP.HCM nhìn nhận bất cập khi thực hiện một số cơ chế, chính sách trong nghị quyết 98. Đó là khi thực hiện các dự án đầu tư, trong đó có dự án đầu tư công, UBND TP.HCM nhận thấy vướng mắc ở một số quy định của luật.

Đến nay TP.HCM đã có 9 kiến nghị sửa đổi các quy định hiện hành thuộc thẩm quyền Quốc hội và 6 nội dung văn bản quy phạm pháp luật.

Nêu ví dụ về tình trạng này, TS Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - nêu: Một dự án đầu tư, ngoài Luật Đầu tư còn chịu điều chỉnh của luật về đất đai, quy hoạch, ngân sách...

TP.HCM được đặc thù cho phép quyết định đầu tư một số loại dự án (khác với luật) nhưng khi triển khai cũng phải hỏi ý kiến hoặc một số thủ tục phải qua bộ, ngành xét duyệt, thực hiện.

Chưa kể quy định các luật khác chồng chéo, thiếu đồng bộ cản trở việc làm dự án. "Giao quyền nhưng không triệt để rất khó để địa phương thực hiện thành công, đạt kết quả đột phá từng cơ chế, chính sách", ông Dũng nhận định.

Theo ông Dũng, TP.HCM chỉ có thể vươn lên, đột phá phát triển khi được phân cấp, phân quyền triệt để, đủ mạnh. Nay cho cơ chế này, mai cởi ra cho chính sách khác chỉ là chắp vá, xin cho trong khi tất cả những việc TP.HCM làm được nên giao triệt để cho TP làm và quyết định.

"Nếu có luật về đô thị đặc biệt, đô thị đó phải được phân quyền theo nguyên tắc bổ trợ như nói trên. Nhiều nước trên thế giới phát triển đã áp dụng thành công mô hình này. Đây cũng là bước thí điểm cho cả nước", ông Dũng nhấn mạnh.

Luật hóa để có sự đột phá

Sự bất cập, không đồng bộ của các vấn đề nêu trên còn được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên dẫn chứng rõ bất cập, vướng mắc của các luật làm cản trở đến việc thu hút, làm các dự án, nhất là dự án (đầu tư công) liên vùng.

Cùng làm tuyến đường nhưng luật quy định đường qua tỉnh nào tỉnh đó chịu trách nhiệm vốn, địa phương có điều kiện hơn muốn hỗ trợ cho địa phương khó khăn hơn cũng không được.

Cơ chế vay vốn bởi vậy cũng buộc từng địa phương có kế hoạch vay vốn khác nhau, trong khi hoàn toàn có thể thống nhất để một địa phương đứng ra vay và phân bổ cho các địa phương khác. Tư duy quản lý theo địa giới hành chính với tầm nhìn của từng ngành, cho cả nước cản trở sự phát triển của địa phương, nhất là địa phương đặc thù như TP.HCM.

Vì vậy TP.HCM mong muốn có sự đổi mới mang tính đột phá nhằm khắc phục những di sản của cơ chế kế hoạch hóa tập trung trong nền hành chính, xóa bỏ cơ sở pháp lý của cơ chế xin cho. Từ đó TP kiến nghị xây dựng Luật Quản lý và phát triển đô thị đặc biệt kỳ vọng sẽ giải quyết những vấn đề căn cơ của một siêu đô thị như TP.

Theo các chuyên gia về quản lý hành chính, luật về đô thị giúp điều hành, quản lý các đô thị đặc biệt bằng văn bản quy phạm pháp luật phổ quát, không phải thí điểm cơ chế đặc thù cho từng địa phương.

Tùy theo quy mô dân số, diện tích tự nhiên, điều kiện đặc thù..., luật sẽ quy định cho các địa phương được phân cấp, phân quyền triệt để theo từng nhóm cơ chế, chính sách cụ thể về tài chính, ngân sách, đầu tư... Đồng thời hạn chế việc địa phương được phân quyền nhưng không triệt để, khi làm vẫn phải báo cáo xin ý kiến của bộ, ngành trước khi quyết định.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Thành ủy TP.HCM kiến nghị Trung ương xem xét 3 vấn đề liên quan đến 3 đột phá chiến lược về thể chế, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực.
1 tháng trước - Báo cáo với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, TP.HCM kiến nghị Trung ương xem xét, cho phép xây dựng Luật Quản lý và Phát triển đô thị đặc biệt.
3 tuần trước - Chưa có nghiên cứu toàn diện về ảnh hưởng của cấu trúc đô thị, hoạt động giao thông đô thị lên sức khỏe con người. Quy hoạch hiện tại cần tập trung vào mục tiêu này.
2 tuần trước - Hơn 1 năm triển khai Nghị quyết 98 của Quốc hội, nhiều cơ chế đặc thù đi vào cuộc sống giúp TP.HCM đạt nhiều chỉ tiêu quan trọng, tạo nền tảng để phát triển nhanh, mạnh và bền vững.
1 tháng trước - Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Chính phủ, Quốc hội sớm giải quyết các kiến nghị của TP HCM nhằm tạo điều kiện tốt nhất để thành phố phát triển mạnh mẽ, bền vững.
Xem tin bài khác
23 phút trước - Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của bão số 4 khiến một số tuyến đường tại H.Hướng Hóa (Quảng Trị) sạt lở gây cản trở giao thông.
1 giờ trước - Hai phó thủ tướng cùng chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án.
1 giờ trước - Tối 19-9, Đồn biên phòng Đắc Pring (Bộ đội biên phòng Quảng Nam) cho biết sau nhiều giờ huy động cán bộ chiến sĩ cùng lực lượng địa phương, toàn bộ dân ở thôn 56B, xã Đắk Pre (huyện Nam Giang) đã được sơ tán tới nơi an toàn.
1 giờ trước - Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem tới những thông điệp lớn, quan trọng, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, với vai trò trung tâm của Liên Hiệp Quốc đối với hòa bình,...
1 giờ trước - Trong quá trình tránh trú bão số 4 ở Khánh Hoà, một ngư dân Bình Định trượt chân ngã đập đầu vào thành tàu cá rồi rơi xuống biển, tử vong