ttth247.com

TP.HCM công bố dịch sởi, phụ huynh cần làm gì để bảo vệ trẻ?

Theo quyết định, dịch sởilà bệnh truyền nhiễm nhóm B; người có nguy cơ mắc bệnh là người chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ; bệnh có thể dẫn đến biến chứng nặng thậm chí có thể tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Bệnh nhi mắc bệnh sởi điều trị tại Khoa Nhiễm - thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM

DUY TÍNH

Phụ huynh cần làm gì?

Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, khuyến cáo phụ huynh nên kiểm tra sổ tiêm chủng của con mình. Với những ô có chữ "bệnh sởi", bạn đếm xem đã được ghi đủ 2 lần tiêm vắc xin có chứa thành phần "sởi" hay chưa, bất kể đã tiêm vắc xin gì.

Nếu trong sổ tiêm chủng chỉ ghi có một ngày tiêm hoặc chưa có ngày tiêm nào, hãy đưa con đến trung tâm y tế địa phương hoặc đơn vị tiêm chủng của bệnh viện gần nhất để được tiêm vắc xin.

Vắc xin chứa thành phần sởi hiện nay bao gồm:

  • Vắc xin sởi đơn, tiêm cho trẻ từ 9 tháng đến dưới 12 tháng.
  • Vắc xin sởi - rubella, tiêm cho trẻ 12 tháng đến 5 tuổi.
  • Vắc xin dịch vụ là vắc xin sởi - quai bị - rubella (MMR II) tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn. Đặc biệt lịch tiêm vắc xin MMR II khi có dịch sởi có thể tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi.

Những ai cần đi tiêm vắc xin sởi?

Theo bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, phụ nữ có kế hoạch sẽ có thai trong 3 tháng sắp đến. Cần hoàn tất đủ 2 mũi vắc xin sởi - quai bị - rubella. Tuyệt đối không có thai trong thời gian tiêm vắc xin và một tháng sau tiêm vắc xin.

Người lớn trong gia đình, đặc biệt là những người đang trực tiếp chăm sóc các bé nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Các bảo mẫu và giáo viên trường mầm non.

Trẻ em không biết rõ về lịch sử tiêm chủng trước đây và đang có tình trạng suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch như: Nhiễm HIV, sau ghép tạng, đang điều trị ung thư, đang chạy thận nhân tạo, cắt lách hoặc không có lách, mắc bệnh lupus, hội chứng thận hư...

Bao lâu sau tiêm vắc xin thì có hiệu quả bảo vệ?

Bác sĩ Nguyễn Hiền Minh cho biết, cần từ 2 đến 3 tuần để cơ thể sản xuất đủ kháng thể bảo vệ tránh virus sởi. Trong khoảng thời gian này những người lớn có nguy cơ mắc sởi hoặc có dấu hiệu nghi ngờ bệnh sởi cần tránh tiếp xúc với trẻ.

Vắc xin sởi có thể giúp ngăn ngừa bệnh hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu được tiêm trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh sởi.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Chiều 27-8, UBND TP.HCM đã chính thức công bố dịch sởi trên toàn TP trước nguy cơ diễn tiến bệnh ngày càng phức tạp. Vậy phụ huynh cần làm gì?
1 tuần trước - 1.156 trẻ mầm non và tiểu học được tiêm vaccine phòng sởi trong ngày đầu tiên khởi động chiến dịch tiêm tại trường học ở TP HCM.
2 tuần trước - 5.034 trẻ được tiêm vaccine ngừa sởi trong ngày đầu TP HCM khởi động chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi, trước bối cảnh số ca bệnh tăng nhanh.
1 tháng trước - Số ca mắc bệnh sởi tại TP.HCM đang tăng liên tục từ tháng 5-2024 đến nay. TP.HCM đã có 16 quận, huyện có ca mắc sởi và 3 trẻ tử vong.
2 tuần trước - Hệ thống tiêm chủng VNVC ghi nhận lượt tiêm vaccine sởi tăng đến 300% ở nhóm trẻ 9 tháng và 4-6 tuổi trong tuần cuối tháng 8.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.