ttth247.com

TPHCM đề xuất cơ chế điều tiết ngân sách mới để làm metro

UBND TPHCM vừa có báo cáo gửi Bộ Tài chính về đánh giá tác động nợ công khi thực hiện đề án metro tại TPHCM.

Theo dự thảo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố đã xác định tổng nhu cầu vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030 là khoảng 62,59 tỷ USD (tương đương 1.502.207 tỷ đồng). Trong đó, vốn cho Đề án phát triển hệ thống metro là trên 21,7 tỷ USD, chiếm gần 35% tổng nhu cầu vốn.

Theo báo cáo của UBND TPHCM, nhu cầu vốn để làm metro giai đoạn 2026 – 2030 là 22,3 tỷ USD và trong giai đoạn 2031 – 2035 là 15,15 tỷ USD.

Mặt khác, số vốn thực hiện đề án, dự án thành phần rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của thành phố.

Bên cạnh đó, nhu cầu vốn cho các dự án hiện nay của TPHCM là rất lớn, nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp không đủ đáp ứng nên cần huy động dưới nhiều hình thức khác, trong đó có huy động từ nguồn vốn vay.

TPHCM đang thực hiện các dự án ODA với mức vay lại quy mô lớn, đồng thời tiếp tục thực hiện đề án đường sắt đô thị TPHCM. Vì vậy, tổng mức vay và bội chi ngân sách hằng năm cần được Quốc hội, Chính phủ xem xét, điều chỉnh để đảm bảo đủ nhu cầu vốn vay của thành phố trong giai đoạn tới, đảm bảo triển khai được các dự án theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Thực hiện định hướng phát triển hệ thống metro trên địa bàn theo Kết luận 49 của Bộ Chính trị, TPHCM có cân nhắc tính khả thi trong việc huy động vốn.

Đối với nguồn tăng thu ngân sách Trung ương, hiện các khoản tăng thu ngân sách Trung ương từ nguồn thu phân chia theo tỷ lệ Trung ương 79% và TPHCM 21%. Phần tăng thu của Trung ương (phần 79%) sẽ điều tiết về ngân sách Trung ương và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định thưởng vượt dự toán các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách theo quy định.

Để đáp ứng nhu cầu vốn thực hiện đề án phát triển hệ thống metro, TPHCM đề xuất giữ lại số tăng thu ngân sách Trung ương được hưởng từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố để thực hiện đề án. Việc này vẫn đảm bảo phần thu 79% của ngân sách Trung ương theo dự toán thu được Quốc hội giao. Đồng thời, toàn bộ nguồn tăng thu nêu trên chỉ được sử dụng cho mục đích thực hiện Kết luận 49.

Cùng với đó, TPHCM cũng tính toán nguồn huy động từ đấu giá tạo nguồn thu ngân sách thành phố trên cơ sở các khu đất dự kiến phát triển TOD (phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng) xoay quanh các tuyến metro số 1, 2, 3, 4, 5.

Một nguồn vốn khác là từ ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu và nguồn vốn đầu tư của TPHCM. Trong đó, TPHCM dự kiến sử dụng từ 10% - 40%/ năm nguồn vốn đầu tư công để ưu tiên đầu tư cho Đề án phát triển hệ thống metro.

Ngoài ra, TPHCM cũng có thể phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho thành phố vay lại.

Xung quanh việc phát triển hệ thống metro của thành phố, mới đây, tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM khóa XII, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi khẳng định vai trò trong việc huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư hạ tầng, tái cấu trúc không gian đô thị, trong đó nhân dân có thể đóng góp trực tiếp vào các dự án, công trình lớn của thành phố như đường Vành đai 4, metro...

Ông Mãi nhìn nhận, nếu có quyết tâm huy động sức dân đóng góp xây dựng thành phố thì thành phố sẽ phát hành trái phiếu đường sắt đô thị để bà con mua trái phiếu, đóng góp kinh phí để thành phố triển khai dự án.

“TPHCM có được cơ chế phát hành trái phiếu, do đó thành phố có thể phát hành trái phiếu đường sắt đô thị thành phố”, ông Mãi nói.

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
1 ngày trước - “Thuế là công cụ để điều tiết hành vi, không làm xấu thị trường, không phải người dân cứ đi mua bất động sản thứ 2 là bị siết bởi những công cụ này”, TS Nguyễn Văn Đính nêu quan điểm.
1 tháng trước - Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu...
3 tuần trước - Mới đây, đề xuất đánh thuế đối với căn nhà thứ 2 tiếp tục được dấy lên. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia khi sức khỏe toàn thị trường vẫn đang còn yếu, nếu đề xuất này được thông qua sẽ khiến thị trường một dần nữa rơi vào “bế...
59 phút trước - Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com đã đưa ra một số chia sẻ về đề xuất chính sách đánh thuế bất động sản.
3 tuần trước - Nữ doanh nhân đầu tiên của Việt Nam sở hữu bằng lái máy bay tư nhân; bà Trương Mỹ Lan muốn xin lại túi xách Hermes bạch tạng; bà Nguyễn Phương Hằng trở lại điều hành khu du lịch Đại Nam... là những thông tin kinh tế đáng chú ý tuần qua.
Xem tin bài khác
24 phút trước - Mặc dù thị trường thương mại điện tử Việt Nam ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ trong quý 3/2024 nhưng chắc chắn sự gia nhập của sàn thương mại điện tử Trung Quốc Temu sẽ gây áp lực không hề nhỏ.
24 phút trước - Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần thông tuyến bảo hiểm y tế toàn quốc, song không nên bỏ giấy chuyển tuyến...
24 phút trước - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét nơi làm việc, nơi ở đối với 4 cán bộ huyện Bù Gia Mập (Bình Phước).
24 phút trước - Để chuyển từ vị thế quốc gia thu nhập trung bình thấp sang thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần phương thức tăng trưởng mới nhằm tạo ra một quỹ đạo phát triển cao hơn và vượt qua “bẫy thu nhập trung bình”.
24 phút trước - Trao đổi với Dân Việt, ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) nhấn mạnh, để bảo hiểm nông nghiệp phát triển bền vững, vai trò của Nhà nước là không thể thiếu.