ttth247.com

TP.HCM 'loại' cụm công nghiệp để tránh lãng phí đất

Để có môi trường kêu gọi đầu tư thuận lợi hơn

Trước đề xuất đưa 23 cụm công nghiệp nhỏ khỏi quy hoạch do một số đã được chuyển thành điểm công nghiệp; hạ tầng không còn phù hợp tình hình phát triển hay cụm công nghiệp nay đã được chuyển thành khu công nghiệp… chuyên gia kinh tế, TS Trần Quang Thắng cho rằng, việc "loại bỏ" các cụm công nghiệp này sẽ mang lại một số tác động quan trọng.

Cụ thể, rất nhiều cụm công nghiệp được đưa vào quy hoạch, nhưng bao năm qua nằm yên chờ nhà đầu tư, rất lãng phí. Thế nên, việc mạnh dạn đưa ra khỏi quy hoạch sẽ giúp thành phố khai thác hợp lý quỹ đất, chuyển đổi các khu vực không còn phù hợp hoặc có hiệu quả sử dụng thấp sang các mục đích khác có giá trị kinh tế cao hơn.

TP.HCM 'loại' cụm công nghiệp để tránh lãng phí đất- Ảnh 1.

Công nhân Khu chế xuất Tân Thuận (Q.7) giờ tan tầm (ảnh chụp chiều 30.9.2024)

ẢNH: NHẬT THỊNH

Thứ 2, việc điều chỉnh quy hoạch hợp lý hơn sẽ giúp tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho việc kêu gọi đầu tư, đặc biệt là từ các doanh nghiệp có quy mô lớn và công nghệ cao.

Thứ 3, các cụm công nghiệp nhỏ nếu được chuyển đổi chức năng để phù hợp với tình hình phát triển của địa phương sẽ có hiệu quả sử dụng tốt hơn. Bởi thực tế có nhiều khu vực trên địa bàn thành phố đã có sự thay đổi mạnh mẽ về kinh tế xã hội, thay đổi hạ tầng, công năng phát triển...

Thứ 4, khi các khu vực được chuyển đổi, vùng đất đó sẽ có cơ hội cải thiện hạ tầng hơn. Từ đó, nâng cao chất lượng dịch vụ và tiện ích cho các doanh nghiệp hoạt động tại đây.

Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp xanh

Chia sẻ về quan điểm phát triển các khu công nghiệp tại TP.HCM để thu hút đầu tư, đặc biệt chuyển đổi các khu công nghiệp có lịch sử, từng đóng góp lớn vào phát triển của TP.HCM, ông Thắng cũng cho biết, việc chuyển đổi các khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ được thực hiện thí điểm. Điều quan trọng là cần có chính sách cho doanh nghiệp đồng ý di dời, chuyển đổi.

Lấy dẫn chứng cho Khu chế xuất Tân Thuận, TS Trần Quang Thắng nói: Đây là một trong những khu công nghiệp đầu tiên tại TP.HCM, có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của thành phố. Tuy nhiên, với thời gian hoạt động dài, Tân Thuận này đang đối mặt với vấn đề hết hạn sử dụng đất và cần được tái cơ cấu hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng. Ông Thắng nêu quan điểm: "Một số khu công nghiệp đã được loại bỏ khỏi quy hoạch do không còn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội hoặc do hiệu quả sử dụng đất không cao. Với tốc độ và nhu cầu phát triển của TP.HCM, tôi nghĩ chính sách này là hoàn toàn hợp lý. Mục đích tối ưu hóa sử dụng đất và tạo điều kiện cho các dự án phát triển khác".

TP.HCM 'loại' cụm công nghiệp để tránh lãng phí đất- Ảnh 2.

Cạnh tranh thu hút đầu tư bằng khu công nghiệp xanh, thân thiện môi trường... cũng là kế hoạch TP.HCM đang hướng tới

ẢNH: NHẬT THỊNH

"Theo định hướng của TP.HCM, Khu chế xuất Tân Thuận sẽ không chuyển đổi thành đất ở mà sẽ tập trung vào các dự án công nghệ cao, dịch vụ thương mại và hậu cần cho trung tâm tài chính quốc tế Thủ Thiêm", ông Thắng nhấn mạnh.

Mặt khác, các tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên ngày càng nghiêm trọng, do đó nhất thiết phải tập trung vào đầu tư xanh trong khu công nghiệp theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, và sinh khối để giảm phát thải CO2. Thế nên, việc tối ưu hóa quy trình xử lý và tái chế chất thải công nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm; sử dụng các công nghệ tiết kiệm nước và tái sử dụng nước thải đã qua xử lý; áp dụng các công nghệ sản xuất sạch hơn và hiệu quả hơn để giảm lãng phí tài nguyên… là hết sức cần thiết.

Bên cạnh đó cần phải thực hiện việc thiết kế các khu công nghiệp với không gian xanh, hệ thống giao thông thân thiện với môi trường và các tiện ích công cộng bền vững nhằm nâng cao chất lượng sống con người, cạnh tranh thu hút đầu tư...

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Từ lúc Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 6-2023 đến nay, tỉnh Long An đã có những bước chuyển mình để hình thành nhiều trục kinh tế phát triển.
3 tuần trước - L.T.S: Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đang quyết liệt triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
3 tuần trước - Số lượng cụm công nghiệp tại TP.HCM sẽ giảm mạnh trong quy hoạch để phù hợp với tình hình phát triển mới.
2 ngày trước - Các khu công nghiệp xanh đang "khát" điện tái tạo để đối phó với nguy cơ thiếu điện và đáp ứng yêu cầu của đối tác nhập khẩu. Thế nhưng, điện tái tạo trong khu công nghiệp vẫn vướng...
2 tuần trước - Không chỉ 'đứng lớp' dạy nấu phở trên các hội nhóm online với hàng chục, hàng trăm nghìn thành viên, hiện nhiều cá nhân, đầu bếp đã chủ động mở các lớp dạy nấu phở với quy mô lớn, chuyên nghiệp, đủ phương pháp dạy từ trực tiếp đến online.
Xem tin bài khác
19 phút trước - Dự án BOT quốc lộ 51 có một số phận khá long đong, đã tạm dừng thu phí nhưng vẫn chưa thể xác lập là tài sản công, từ đó có thể đại tu toàn diện.
19 phút trước - Đó là ý kiến của một số chuyên gia trước chuyện đất nông nghiệp Việt Nam bị suy kiệt hàm lượng dinh dưỡng, mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới cảnh báo. Để đất khoẻ, nhiều giải pháp thiết thực đặt ra.
19 phút trước - (NLĐO) - Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao với sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 67,34 tỉ USD và hoàn thành năm 2035
19 phút trước - Cập nhật giá vàng hôm nay (22/10), Công ty SJC niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 87 - 89 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 1 triệu đồng/lượng cả 2 chiều với đầu giờ sáng.
19 phút trước - Để thực hiện các mục tiêu trên, Chính phủ tập trung vào 11 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.