ttth247.com

Trẻ béo phì uống sữa được không?

Con tôi béo phì, đang ăn kiêng để giảm cân nhưng vẫn uống sữa mỗi ngày có được không, cần lưu ý gì? (Kim Oanh, TP HCM)

Trả lời:

Béo phì ở trẻ là tình trạng cơ thể tích lũy quá nhiều mỡ, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển. Điều này làm tăng nguy cơ dậy thì sớm và các bệnh lý nguy hiểm khác như hội chứng ngưng thở khi ngủ, mỡ máu cao, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường.

Để đánh giá tình trạng béo phì ở trẻ, bác sĩ cần kết hợp nhiều yếu tố. Ví dụ như chỉ số BMI cao hơn 20% so với mức tiêu chuẩn, lượng mỡ tích tụ nhiều trên cơ thể như dưới cằm, ngực, cánh tay, đùi. Trẻ vận động khó khăn, chậm chạp do cơ thể có quá nhiều mỡ. Trẻ thường xuyên cảm thấy đói, thèm ăn, ăn nhiều và liều lượng tiêu thụ trong mỗi bữa ngày càng tăng. Bé không chịu ăn hoặc ăn rất ít rau nhưng luôn cảm thấy thèm đồ ngọt, bánh kẹo, thức ăn nhanh...

Nguyên tắc giúp trẻ giảm cân là cần cắt giảm tổng lượng calo trong khẩu phần mỗi ngày bằng cách cắt đồng bộ các loại thực phẩm chứ không cấm bé uống sữa. Mục tiêu là giúp trẻ giảm cân nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe, phát triển chiều cao. Nhiều trường hợp trẻ thừa cân, béo phì nhưng lại bị suy dinh dưỡng thể ẩn, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trẻ béo phì nên uống sữa mỗi ngày nhằm giảm nguy cơ thiếu hụt vi chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D, phốt pho, magie, sắt, axit folic..., hỗ trợ tăng trưởng tốt. Sữa có các chất dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng, hỗ trợ chức năng thần kinh, tim mạch, hoạt động cơ bắp, chuyển hóa của tế bào.

Uống sữa mỗi ngày với hàm lượng phù hợp còn giúp trẻ béo phì giảm thèm ăn và ăn vặt, góp phần kiểm soát cân nặng. Trẻ ở mỗi độ tuổi cần nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Thông thường, trẻ có thể hấp thụ trung bình 500-700 ml sữa tươi. Các loại sữa cũng chứa thành phần và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau.

Bạn nên đưa con đi khám dinh dưỡng để bác sĩ kiểm tra chỉ số cân nặng, chiều cao và đánh giá các yếu tố liên quan. Bác sĩ xét nghiệm vi chất chuyên sâu cho trẻ bằng máy sắc ký lỏng hiệu năng cao UPLC để biết cơ thể đang thiếu hoặc thừa chất nào. Từ đó, bác sĩ tư vấn chọn loại và xác định hàm lượng sữa bổ sung phù hợp cho trẻ. Bác sĩ cũng hướng dẫn xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện giúp để giảm cân an toàn.

Bác sĩ Trần Thị Trà Phương
Khoa Dinh dưỡng Tiết chế
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Con tôi 7 tuổi, nặng 27 kg, ngực nhú. Bé dừng uống sữa bò có giúp tránh dậy thì sớm không? (Hoàng Lan, 33 tuổi, TP HCM)
3 tuần trước - Sữa chua giàu canxi, men vi sinh, góp phần cải thiện sức khỏe tiêu hóa, thúc đẩy trẻ tăng trưởng tốt, phòng tránh thừa cân.
3 ngày trước - Con tôi đang học lớp 1, thường xuyên ăn óc heo có giúp bé thông minh, học giỏi hơn không, cần lưu ý gì? (Đức Trọng, Đồng Nai)
2 tuần trước - Tôi 31 tuổi, sau sinh hay khó ngủ, mất ngủ, ngủ ngáy. Tôi muốn đo đa ký giấc ngủ để chẩn đoán, cải thiện tình trạng được không? (Phan Hậu, Bình Dương)
1 tháng trước - Nước giải khát theo tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến sẽ thuộc đối tượng áp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Trước khi vào viện 1 tuần, nữ bệnh nhân xuất hiện đau thắt lưng, đau lan ra đằng trước kèm theo buồn nôn, toàn thân mệt mỏi.
1 giờ trước - 'Đột quỵ thường xảy ra bất ngờ, vì vậy nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm là rất quan trọng để cứu mạng người bệnh'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
1 giờ trước - Ung thư ruột thừa có các triệu chứng khá giống với viêm ruột thừa. Trong hầu hết trường hợp, ung thư chỉ chẩn đoán khi ruột thừa đã được cắt bỏ và mang đi kiểm tra. Cũng như các loại ung thư khác, việc phát hiện sớm ung thư ruột thừa đóng...
1 giờ trước - Hành trình giảm cân thường tập trung vào chế độ ăn kiêng và tập thể dục. Thế nhưng, một yếu tố có thể đóng góp đáng kể vào việc giảm cân nhưng lại ít được biết đến là nhai đúng cách.
1 giờ trước - Những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, còn gọi là tiền tiểu đường, thường được khuyên nên theo chế độ ăn hạn chế calo để ngăn ngừa tình trạng chuyển biến thành bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, điều này không dễ thực hiện.