ttth247.com

U mang tai vỡ sau 14 năm không điều trị

Hải PhòngSau 14 năm không điều trị, khối u ở mang tai người phụ nữ 57 tuổi to lên, đường kính 15 cm, chảy máu trong và dính với hệ thống dây thần kinh.

Bệnh nhân đau đớn, khó há miệng, cơ thể suy nhược, sút cân nhanh. Kết quả chụp cộng hưởng từ tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội cho thấy khối u nằm sát nền sọ, dính bó mạch cảnh lên não trái, đẩy lệch đốt sống cổ.

Ngày 14/8, TS.BS. Đàm Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Ngoại Đầu cổ, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, cho biết ca phẫu thuật gặp nhiều khó khăn do bệnh nhân thể trạng gầy yếu, khối u tuyến mang tai trái nằm ở vị trí nguy hiểm, nguy cơ cao mất máu trong lúc mổ.

"Chúng tôi phải tính toán kỹ trước mổ để giảm tối đa tác động lên các dây thần kinh, hạn chế biến chứng sau mổ như nhắm mắt không kín, méo miệng", bác sĩ Nghĩa nói, thêm rằng đây là một trường hợp rất đáng buồn do bệnh nhân trì hoãn quá lâu khiến việc điều trị trở nên khó khăn, đe dọa tính mạng.

May mắn, các bác sĩ phẫu thuật loại bỏ khối u thành công. Bệnh nhân ổn định, xuất viện và tái khám theo lịch.

Hình ảnh u trên phim XQuang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Hình ảnh u trên phim XQuang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

U tuyến mang tai là một dạng của u tuyến nước bọt. Tuyến mang tai là tuyến nước bọt lớn nhất trong cơ thể nằm ở vùng ngoài của mặt, gần góc hàm mỗi bên. U tuyến nước bọt không hiếm gặp, 80% là lành tính và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nguy cơ ác tính chỉ khoảng 20%, chủ yếu ở trẻ em và người từ 60 tuổi trở lên. Phẫu thuật là chỉ định phổ biến điều trị u tuyến mang tai, tuy nhiên cắt bỏ u không triệt để có thể tái phát. Điều trị sớm khi khối u nhỏ, phẫu thuật sẽ đơn giản hơn, bệnh nhân có thể khỏi bệnh và có cuộc sống bình thường.

Khối u lành tính có nguy cơ biến đổi ác tính sau nhiều năm, thường 10-15 năm. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan, đặc biệt là khi khối u không bộc lộ triệu chứng.

Bác sĩ khuyến cáo khi xuất hiện các khối phồng vùng mang tai, góc hàm, người bệnh nên đi khám và điều trị sớm, tránh biến chứng như khó nuốt, khó nói, liệt mặt. Nặng nhất là nguy cơ tử vong do khối u ác tính.

Lê Nga

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Dù phát hiện khối u trên má từ 14 năm trước, thế nhưng bà D. (57 tuổi, Hải Phòng) không điều trị. Gần đây, khối u to nhanh, bà mới đến bệnh viện kiểm tra thì đã trong tình trạng nguy kịch.
3 tuần trước - Sốt cao liên tục, phát ban từ vị trí sau gáy, mang tai lan ra mặt, ngực, bụng, lưng và kết thúc ở tay chân... là những dấu hiệu nghi ngờ trẻ có thể mắc bệnh sởi.
3 tuần trước - Nhiều ca nạo phá thai ở tuổi học sinh, sinh viên. Nạo phá thai sớm dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như nhiễm trùng, thủng tử cung, sẩy thai, thậm chí mất cơ hội làm mẹ về sau.
3 tuần trước - 'Ăn cá thu có thể hỗ trợ sức khỏe tim, não, thúc đẩy tuổi thọ và hỗ trợ quản lý cân nặng'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
2 tuần trước - Thử nghiệm động vật cho thấy một tác dụng tốt của việc ăn kiêng kiểu “nhịn ăn gián đoạn“ lại có thể vô tình làm tăng nguy cơ ung thư.
Xem tin bài khác
48 phút trước - Hà Nội- Tăng cân sau sinh khiến Linh ngán ngẩm khi nhìn mình trong gương, cô quyết nhịn ăn gián đoạn, ăn theo quy tắc bàn tay kết hợp tập luyện thay đổi vóc dáng.
48 phút trước - Tôi thường xuyên nhận được thịt cá sạch từ quê gửi lên, nên đã dự trữ đầy ắp ngăn đông tủ lạnh, điều này có tốt? (Hà, 35 tuổi, Hà Nội)
6 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
6 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
6 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.