ttth247.com

Úc ký thỏa thuận 50 năm, xử lý nhiên liệu cho tàu ngầm hạt nhân Anh, Mỹ

Theo thỏa thuận công bố ngày 12-8, Úc sẽ nhận các bí mật công nghệ và vật liệu hạt nhân từ Anh, Mỹ để sử dụng trong các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Theo Hãng thông tấn AFP, thỏa thuận được ký hồi tuần trước tại Mỹ và được Chính phủ Úc công bố ngày 12-8. Đây cũng là một phần của thỏa thuận lớn hơn mang tên AUKUS được ba nước ký năm 2021.

Thỏa thuận này ràng buộc ba nước vào các điều khoản để chuyển giao vật liệu và bí mật công nghệ hạt nhân nhạy cảm từ Mỹ và Anh.

Cụ thể, vật liệu hạt nhân cho hệ thống đẩy của các tàu ngầm trong tương lai sẽ được chuyển từ Mỹ hoặc Anh dưới dạng "các đơn vị năng lượng hàn hoàn chỉnh", theo thỏa thuận.

Úc sẽ chịu trách nhiệm lưu trữ và xử lýnhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và chất thải phóng xạ từ các đơn vị năng lượng hạt nhân được chuyển giao theo thỏa thuận.

Đáng chú ý, Úc sẽ bồi thường cho Mỹ và Anh "đối với mọi trách nhiệm pháp lý, mất mát, chi phí, thiệt hại hoặc thương tích" phát sinh từ rủi ro hạt nhân "liên quan đến thiết kế, sản xuất, lắp ráp, chuyển giao hoặc sử dụng" bất kỳ vật liệu và thiết bị nào được chuyển đến nước này.

Thỏa thuận vừa ký sẽ có hiệu lực cho đến ngày 31-12-2075, tức là hơn 50 năm nữa, song bất kỳ bên nào cũng có thể chấm dứt thỏa thuận "bằng cách thông báo bằng văn bản trước ít nhất một năm" cho các quốc gia khác.

Nếu bất kỳ quốc gia nào vi phạm hoặc chấm dứt thỏa thuận, các nước còn lại có "quyền yêu cầu trả lại hoặc tiêu hủy bất kỳ thông tin, tài liệu và thiết bị nào" đã được trao đổi.

Nếu Úc "vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ" theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân hoặc "kích nổ thiết bị nổ hạt nhân", Mỹ và Anh "có quyền ngừng hợp tác theo thỏa thuận và yêu cầu trả lại bất kỳ vật liệu hoặc thiết bị hạt nhân nào đã chuyển giao trong khuôn khổ thỏa thuận".

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles nhấn mạnh thỏa thuận vừa ký là một bước đi quan trọng giúp nước này xây dựng, vận hành và duy trì một hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Vị này đồng thời trấn an rằng đội tàu ngầm này sẽ có những tiêu chuẩn cao nhất về không phổ biến vũ khí hạt nhân, rằng Úc không tìm kiếm cơ hội sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Bất động sản Malaysia không phải là lĩnh vực duy nhất có thể hưởng lợi từ sự chú ý của người dân Trung Quốc.
1 tháng trước - Úc ngày 12.8 ký một thỏa thuận cho phép trao đổi bí quyết và vật liệu hạt nhân với Mỹ và Anh trong khuôn khổ hợp tác 3 bên AUKUS vào năm 2021.
2 tuần trước - Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ thành lập các trung tâm sửa chữa quân sự 5 quốc gia ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Singapore và Philippines.
1 tháng trước - Hôm qua 28.7, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã có cuộc đối thoại an ninh với Ngoại trưởng Nhật Bản Kamikawa Yoko và Bộ trưởng Quốc phòng Kihara Minoru tại Tokyo.
1 tháng trước - Dự án nâng cấp nhằm duy trì hoạt động lớp tàu ngầm diesel - điện Collins, trước khi Úc sở hữu các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân theo thỏa thuận với Mỹ và Anh.
Xem tin bài khác
15 phút trước - Israel thông báo triển khai chiến đấu cơ không kích hàng trăm mục tiêu trong cuộc tấn công dữ dội nhất vào miền nam Lebanon suốt gần một năm qua.
15 phút trước - Tổng thống Putin nói Nga dự kiến xuất xưởng gần 1,4 triệu UAV trong năm nay, gấp 10 lần năm ngoái, nhằm phục vụ chiến dịch tại Ukraine.
38 phút trước - Quân đội Israel tuyên bố không kích hàng trăm mục tiêu ở Lebanon; Thủ lĩnh Hezbollah lần đầu lên tiếng sau các vụ nổ máy nhắn tin và bộ đàm... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 20-9.
54 phút trước - Trong khi ứng viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris được cho là sẽ không thay đổi nhiều về chính sách đối ngoại so với chính quyền đương nhiệm, thì đối thủ Donald Trump sẽ thay đổi điều này như thế nào nếu ông đắc cử trong cuộc đua vào Nhà...
1 giờ trước - Tổng thống Peru Dina Boluarte ngày 18.9 ban bố tình trạng khẩn cấp tại 3 khu vực phía bắc có nhiều rừng rậm gồm Amazonas, San Martin và Ucayali, để thuận tiện trong việc phân bổ thêm nguồn lực kiểm soát cháy rừng.