ttth247.com

Ung thư vòm họng có chữa khỏi không?

Tôi bị ung thư vòm họng giai đoạn đầu, có hạch. Bệnh này có chữa khỏi không, nên phẫu thuật hay hóa trị, xạ trị trước? (Huỳnh Văn Minh, 56 tuổi, Long An)

Trả lời:

Ung thư vòm họng là ung thư ở vùng đầu cổ, xảy ra khi các tế bào lót vùng vòm họng (nằm ở phía sau mũi) phát triển bất thường, ngoài tầm kiểm soát.

Ung thư vòm họng ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng. Ở giai đoạn muộn hơn, người bệnh có thể tự sờ thấy khối hạch ở vùng cổ. Một số triệu chứng khác của ung thư vòm họng có thể gặp như chảy máu mũi, khạc ra máu, nghẹt mũi, ù tai, thính lực giảm, đau đầu...

Bạn được chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn đầu kèm nổi hạch cổ, cần điều trị và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Theo báo cáo tổng hợp từ cơ sở dữ liệu theo dõi người bệnh ung thư (SEER) của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (National Cancer Institute - NCI) giai đoạn 2014-2020, tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn tiến xa tại chỗ - tại vùng (tương ứng với giai đoạn của bạn) là khoảng trên 69%.

Nếu người bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ chữa khỏi bệnh khá cao. Tuy nhiên, tiên lượng sống còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tuổi tác, tình trạng sức khỏe, tinh thần, khả năng đáp ứng, bệnh lý khác đi kèm...

Người bệnh được chăm sóc tại khoa Ung Bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh minh họa: Bệnh viện cung cấp

Người bệnh được chăm sóc tại khoa Ung Bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh minh họa: Bệnh viện cung cấp

Phương pháp điều trị bệnh ung thư vòm họng chủ yếu là xạ trị, có thể kết hợp với hóa trị. Phẫu thuật ít phổ biến hơn, chủ yếu áp dụng trong các trường hợp bệnh tái phát hạch hoặc hạch cổ còn tồn lưu sau khi đã điều trị trước đó. Người bệnh ung thư vòm họng cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Bên cạnh đó, giữ suy nghĩ tích cực, tinh thần ổn định, thay đổi lối sống khoa học, duy trì thói quen tốt góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả điều trị ung thư vòm họng.

BS.CKI Nguyễn Chí Thanh
Khoa Ung Bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Ung thư vòm họng là bệnh khó phát hiện sớm do bệnh tiến triển âm thầm, hầu như không biểu hiện triệu chứng gì đáng kể ở những giai đoạn đầu và chỉ phát tác mạnh mẽ khi đến giai đoạn cuối.
1 tuần trước - (PLO)- Ung thư vòm họng đứng thứ 6 trong số các ung thư hay gặp ở nam giới và đứng thứ 9 trong số các ung thư hay gặp ở nữ giới nước ta.
1 tháng trước - Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, kết hợp tập thể dục để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
2 tuần trước - Virus mụn rộp, giang mai, HPV và cytomegalovirus có thể lây lan khi tiếp xúc với vết loét ở miệng, môi hoặc nước bọt của người nhiễm bệnh.
1 tháng trước - Ung thư là tập hợp các bệnh lý đặc trưng bởi sự phát triển bất thường của các tế bào phân chia không kiểm soát và có khả năng xâm nhập, phá hủy các mô cơ thể bình thường.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.