ttth247.com

Vi khuẩn HP có gây ung thư dạ dày?

Tôi đi khám sức khỏe phát hiện có vi khuẩn HP trong dạ dày. Có phải vi khuẩn HP dễ lây nhiễm và gây ung thư dạ dày? (Kim Hoa, TP HCM)

Trả lời

Vi khuẩn HP (helicobacter pylori) có khả năng tồn tại trong môi trường khắc nghiệt của dạ dày, nơi nồng độ axit rất cao. Vi khuẩn tồn tại ở lớp chất nhầy của niêm mạc dạ dày âm thầm, ít biểu hiện triệu chứng. Một số người nhiễm HP có thể gặp triệu chứng đường tiêu hóa trên như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, chán ăn...

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vi khuẩn HP có thể gây viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày tá tràng. Khả năng vi khuẩn HP gây ung thư rất thấp và ít gặp. Vi khuẩn HP có hơn 200 chủng khác nhau, trong đó chỉ có một số chủng mang gene có độc tố cao mới có khả năng dẫn đến ung thư. Loét dạ dày, tá tràng, viêm teo dạ dày nặng do vi khuẩn HP cần điều trị sớm nhằm ngăn ngừa các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và ung thư dạ dày.

Hiện, tỷ lệ người Việt Nam nhiễm vi khuẩn này cao. HP tồn tại trong nước bọt, mảng bám chân răng, khoang miệng của người bệnh, dịch dạ dày. Do đó, vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người này sang người khác qua ăn uống, dùng chung bát đũa, hôn nhau trực tiếp...

Bác sĩ Trung tư vấn cho một bệnh nhân. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ Trung tư vấn cho một bệnh nhân. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Ngoài ra, vi khuẩn này còn tồn tại trong phân của người bệnh nên có thể lây truyền qua đường phân miệng nếu không vệ sinh tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. HP ở dạ dày có thể lây nhiễm chéo trong quá trình thực hiện thủ thuật ở dạ dày nếu cơ sở y tế không khử khuẩn theo đúng quy trình.

Bạn phát hiện có vi khuẩn HP trong dạ dày, tuy nhiên không cung cấp đầy đủ thông tin như tuổi, tiền căn gia đình có bị ung thư dạ dày... hay không nên bác sĩ không thể đưa ra nhận định chính xác. Bạn nên đi khám, tùy vào tình trạng, triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm máu, test hơi thở hay nội soi. Nếu nội soi ghi nhận HP gây viêm teo dạ dày, viêm loét dạ dày, người bệnh cần tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ, tránh nguy cơ biến chứng.

BS.CKI Huỳnh Văn Trung
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Ăn nhiều thịt chế biến, hút thuốc, uống nhiều rượu bia, tiếp xúc với hóa chất thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ phát triển khối u ác tính ở dạ dày.
2 tuần trước - Trung Quốc- Người đàn ông 30 tuổi bị đầy hơi, tức ngực gần một năm, bác sĩ phát hiện đại tràng suýt tắc, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).
1 tuần trước - Tôi hay mệt mỏi, sụt cân nhanh, bác sĩ chẩn đoán viêm teo dạ dày. Bệnh này có điều trị khỏi không, cần lưu ý gì? (Ngọc Hùng, Đồng Nai)
1 tháng trước - Bệnh ung thư dạ dày thường diễn biến âm thầm nên khi phát hiện thường ở giai đoạn muộn. Vì vậy, hiểu rõ về biểu hiện của bệnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp chẩn đoán kịp thời để có phương pháp chữa trị đúng cách.
2 tuần trước - TP HCM- Bà Mai, 57 tuổi, khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ phát hiện u dạ dày và 51 hạch xung quanh, phải cắt bỏ bán phần dạ dày ngăn ung thư.
Xem tin bài khác
18 phút trước - Nam thanh niên 18 tuổi (ở Phú Thọ) vừa tử vong khi đang thực hiện thủ thuật cắt bao quy đầu tại trung tâm y tế huyện. Dù đây là thủ thuật đơn giản, ít biến chứng nhưng tại sao vẫn có nguy cơ gây tử vong?
1 giờ trước - Nấm da, nhiễm trùng, ghẻ lở, viêm da tiếp xúc... là những bệnh thường gặp mùa mưa lũ, không điều trị sớm có thể diễn tiến nghiêm trọng.
1 giờ trước - Tôi thích ăn thịt nướng, uống bia lạnh cùng lúc, cảm giác rất sảng khoải, vậy kết hợp hai thực phẩm này có gây hại? (Tú, 35 tuổi, Hà Nội)
1 giờ trước - Thời tiết chuyển mùa đột ngột khiến trẻ nhỏ bị suy giảm đề kháng, dễ mắc bệnh tiêu chảy do virus, vi khuẩn gây ra.
1 giờ trước - Tôi bị ung thư trực tràng giai đoạn một. Bệnh này điều trị bằng phương pháp nào, uống thuốc nam có chữa được không? (Nguyễn Thị Bé, Kiên Giang)