ttth247.com

Vì sao tái nhiễm sốt xuất huyết thường trở nặng?

Khi nhiễm bệnh lần hai, kháng thể cũ liên kết type virus mới nhưng không trung hòa để tiêu diệt mà khiến mầm bệnh hoạt động mạnh hơn, gây phản ứng viêm, biến chứng.

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Tiêm chủng VNVC, cho biết như trên, thêm rằng hiện tượng này liên quan chặt chẽ với miễn dịch. Sốt xuất huyết có 4 type huyết thanh gây bệnh: Den-1, Den-2, Den-3 và Den-4. Nghĩa là, một người có thể mắc bệnh 4 lần với 4 type khác nhau.

"Lần mắc thứ hai có thể gây bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều lần so với lần nhiễm đầu tiên", bác sĩ Chính nói.

Hiện tượng này gọi là "tăng cường phụ thuộc kháng thể" (ADE). Tức là sau khi mắc sốt xuất huyết lần đầu, cơ thể tạo ra kháng thể đặc hiệu dài hạn chống lại type virus Dengue vừa mắc phải. Kháng thể này có thể bảo vệ chéo với các type khác nhưng không dài hạn (khoảng 6 tháng), sau thời gian này người bệnh nguy cơ nhiễm sốt xuất huyết lần hai với một type virus Dengue khác.

Lúc này, kháng thể cũ liên kết với type virus sốt xuất huyết mới nhưng không trung hòa để tiêu diệt. Ngược lại, chúng khiến virus dễ dàng xâm nhập vào các tế bào miễn dịch, gây ra phản ứng viêm mạnh hơn, dẫn đến các biến chứng nặng nề như xuất huyết nghiêm trọng và sốc.

Một số yếu tố khác cũng có thể khiến sốt xuất huyết lần hai nặng hơn, gồm: độ tuổi, tình trạng sức khỏe, type virus... Theo đó, trẻ em và người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn. Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh gan, thận... cũng dễ gặp biến chứng nguy hiểm hơn. Một số chủng virus Dengue có độc lực mạnh sẽ gây bệnh nặng hơn ngay lần nhiễm đầu tiên.

Bác sĩ khám cho người bệnh sốt xuất huyết tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh minh họa: Thanh Ba

Bác sĩ khám cho người bệnh sốt xuất huyết tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh minh họa: Thanh Ba

Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh như sốc mất máu, tràn dịch màng phổi, hôn mê, suy tim, suy thận, sinh non và sảy thai. Người bệnh có thể gặp triệu chứng kéo dài gồm đau nhức xương khớp, suy nhược, chóng mặt, buồn nôn, rụng tóc, yếu tay, chảy máu nướu răng, vùng kín...

Như bà Nguyệt (51 tuổi, Bình Tân, TP HCM), hai lần mắc sốt xuất huyết. Lần thứ nhất khi 13 tuổi với các triệu chứng sốt, mệt mỏi nên chỉ điều trị tại nhà. Lần thứ hai vào năm 2022, bà sốt cao liên tục không hạ sau đó xuất hiện triệu chứng chảy máu chân răng và vùng kín nên phải nhập viện. Lúc này tình trạng đã trở nặng, chỉ số tiểu cầu giảm mạnh, phải điều trị tích cực.

Tương tự, Hoàng Dương (24 tuổi, Phú Nhuận, TP HCM), từ 2023 đến nay mắc sốt xuất huyết hai lần. Lần một, Dương chăm sóc tại nhà, khỏi bệnh sau 7 ngày. Tháng 9 năm nay, anh nhiễm bệnh lần hai, sốt cao liên tục ba ngày, đau nhức xương dữ dội, nôn nhiều, chảy máu chân răng... Dương phải nằm viện 10 ngày, truyền nước, xét nghiệm máu, bù khoáng.

Theo bác sĩ Chính, hiện tượng trở nặng khi tái nhiễm sốt xuất huyết được cảnh báo hàng năm, vào cao điểm của bệnh. Khi được chăm sóc y khoa đúng cách và phát hiện sớm, tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết Dengue thấp dưới 1%.

Người trẻ tiêm vaccine sốt xuất huyết tại Hệ thống tiêm chủng VNVC. Ảnh: Hồng Nhung

Người trẻ tiêm vaccine sốt xuất huyết tại Hệ thống tiêm chủng VNVC. Ảnh: Hồng Nhung

Để giảm tình trạng sốt xuất huyết trở nặng khi tái nhiễm, bác sĩ Chính khuyến cáo người bệnh cần chú ý theo dõi dấu hiệu bệnh và chủ động phòng ngừa.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh trở nặng gồm đau bụng dữ dội, nôn liên tục, chảy máu lợi, chân răng, nôn ra máu... Lúc này, gia đình, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Gia đình không tự mua thuốc điều trị tại nhà, do có thể khiến bệnh trở nặng thêm và dẫn tới tử vong.

Phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm vaccine, diệt bọ gây (lăng quăng) và tránh muỗi đốt. Trong đó, vaccine giúp phòng ngừa cả 4 type huyết thanh của virus Dengue, hiệu quả bảo vệ lên đến hơn 80% và ngăn ngừa nhập viện đến 90%.

Mũi tiêm chỉ định tiêm cho trẻ em từ 4 tuổi trở lên và người lớn dành cho người từng mắc lẫn chưa mắc bệnh, không cần sàng lọc tình trạng nhiễm Dengue trước đó. Lịch tiêm hai liều, mỗi liều cách nhau ba tháng. Hiện vaccine được phân phối tại gần 200 trung tâm VNVC trên toàn quốc.

Để tránh muỗi sinh sôi, gia đình đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để diệt bọ gậy trong bể, hòn non bộ. Chậu, lọ hoa và các vật chứa nước không sử dụng nên lật úp, loại bỏ vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên. Ngủ màn ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi...

Bộ Y tế thống kê, 9 tháng đầu năm nay, Việt Nam ghi nhận 79.727 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 12 ca tử vong. Năm 2023, cả nước có hơn 172.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó 43 người tử vong.

Diệu Thuần - Kim Oanh

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 tuần trước - Tập đoàn dược phẩm Takeda kỳ vọng kết nối đơn vị y tế công - tư, nâng tỷ lệ tiêm vaccine sốt xuất huyết, hỗ trợ dự phòng dịch bệnh tại Việt Nam, theo ông Dion Warren.
3 tuần trước - Vaccine sốt xuất huyết có chống chỉ định không? Nhà tôi có người già với nhiều bệnh nền, có nên tiêm chủng không? (Thu Hà, 36 tuổi, Nam Định)
1 tháng trước - Là đối tác chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam hơn một thập kỷ qua, Takeda đã gắn bó sâu sắc và mang đến nhiều giải pháp phòng ngừa, điều trị tiên tiến, góp phần cải thiện sức khỏe cho người dân.
1 tuần trước - Không chỉ củ mà lá loại cây này quý như “nhân sâm người nghèo“ được sử sụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày.
1 tháng trước - 'Ăn cá thu có thể hỗ trợ sức khỏe tim, não, thúc đẩy tuổi thọ và hỗ trợ quản lý cân nặng'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
Xem tin bài khác
11 phút trước - Hạt chia rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải tất cả các loại thực phẩm kết hợp với hạt chia đều tốt.
2 giờ trước - Lợi ích được biết đến nhiều nhất của cà phê là giúp tỉnh táo. Do đó, nhiều người thường uống cà phê sau khi thức dậy vào buổi sáng hay lúc mệt mỏi. Uống cà phê thường xuyên còn có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
3 giờ trước - TP HCM- Người phụ nữ 33 tuổi mang thai 26 tuần, bật bếp nấu ăn thì bình gas phát nổ gây bỏng lửa 95% cơ thể, tình trạng nguy kịch.
4 giờ trước - Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy người con cả (con đầu lòng) và con một dễ bị trầm cảm hoặc rối loạn âu lo không rõ nguyên nhân.
4 giờ trước - Ho kèm chất nhầy, sốt cao, đau ngực, khó thở hay môi và móng tay xanh xao có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm phổi.