ttth247.com

Đừng chỉ ăn củ, lá loại cây này quý như nhân sâm người nghèo mọc um tùm như cỏ ở ao hồ

Không chỉ củ mà lá loại cây này quý như "nhân sâm người nghèo" được sử sụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày.

Lợi ích lá sen đối với sức khỏe

Lá sen hay còn gọi là hà diệp, tên khoa học Folium Nelumbinis. Loại lá này là một trong những vị thuốc nam có tính ứng dụng cao, được sử sụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Đại đa số mọi người thường nghĩ rằng lá sen tốt, nhưng để thực sự hiểu công dụng của lá sen đối với sức khỏe thì không phải ai cũng biết.

Biết cách sử dụng hiệu quả tối ưu lá sen, tránh lạm dụng hoặc dùng không đúng vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Lá sen phơi khô, nguyên hình tròn, nhăn nheo, nhàu nát, đường kính từ 30 – 60cm. Mặt trên lá màu lục tro, hơi nhám; mặc dưới màu lục nâu, nhẵn bóng, mép nguyên. Gân lá sen có khoảng 17 – 23 gân tỏa tròn như hình nan bánh xe. Lá có mùi thơm.

Tính vị: Vị đắng, hơi chát, tính bình. Quy kinh: Can, tỳ, vị.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải thử (chữa bệnh do thời tiết nắng nóng gây ra), khử ứ (phá ứ trệ), chỉ huyết (cầm máu).

Lá sen hái phơi khô sắc nước uống rất tốt cho sức khỏe.

Giải độc, mát gan: Trong lá sen có chứa hoạt chất Quercetin và Flavonoid. Hai hoạt chất này không chỉ có tác dụng chống oxy hóa mà còn giúp thanh nhiệt và giải độc cho gan. Đồng thời, hai hoạt chất này có tác dụng chống lại vi khuẩn và virus, ngăn chặn chúng làm hại gan, bảo vệ sức khỏe lá gan.

Giảm cân hiệu quả: Hàm lượng calo và carbohydrate trong lá sen giúp dạ dày no lâu. Từ đó, giảm cảm giác thèm ăn, giúp các chị em giảm mỡ bụng, lấy lại vòng eo thon gọn.

Tốt cho huyết áp: Alkaloid trong lá sen có khả năng kiềm chế tăng huyết áp. Từ đó, giúp huyết áp được điều hòa và ổn định hơn.

Trị mụn nhọt: Các chất trong lá sen có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm cao nên có lợi trong chống ngứa, mụn nhọt, ngăn ngừa viêm nhiễm.

Lợi tiểu, nhuận tràng: Theo báo Dân tộc và Phát triển các alkaloid và cellulose chứa trong lá sen có thể thúc đẩy quá trình bài tiết dịch vị, tăng cường nhu động ruột, giúp ngăn ngừa và điều trị táo bón. Ngoài ra, lá sen còn có tác dụng giải độc, làm đẹp, tiêu sưng, lợi tiểu.

Chữa mất nước: Đối với những người bị tiêu chảy mất nước, nếu không khắc phục kịp thời gây bất lợi cho cơ thể. Lá sen có thể cải thiện được tình trạng này. Bạn sử dụng lá sen non, tươi thái nhỏ rồi ép lấy nước rồi uống nhiều lần trong ngày.

Chữa tiêu hóa, bệnh dạ dày: Những người có bệnh về dạ dày, tiêu hóa uống nước lá sen giúp dễ chịu, ngăn ngừa táo bón, chống lại vi khuẩn gây hại.

Chữa mất ngủ: Trong lá sen có thành phần Pyridoxine làm thư giãn mạch máu. Từ đó, giúp dễ đi vào giấc ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ và cảm thấy dễ chịu hơn.

Cầm máu, điều trị chảy máu cam: Quercetin và Flavonoid trong lá sen có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và có khả năng tái tạo mạch máu bị tổn thương. Từ đó, giúp cầm máu, ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng.

Chữa đau mắt: Thành phần flavonoid có trong lá sen có tác dụng sát khuẩn, giảm đỏ và đau nhức ở mắt.

Làm đẹp da: Thông thường lá sen còn được dùng để rửa mặt vì có chứa hoạt chất oxy hóa tự nhiên giúp loại bỏ tạp chất, bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết và tiêu diệt vi khuẩn bám trên da. Không những thế, cách làm này còn điều tiết khí huyết, tăng lưu thông máu để da có vẻ đẹp mịn màng hơn.

Bác sĩ Lan Anh chia sẻ với Sức khỏe & Đời sống lá sen thơm, tính mát, vị thanh; khi uống nước lá sen tạo cảm giác thư thái, loại bỏ "nhiệt tích", loại bỏ độc tố trong cơ thể. Lá sen giá thành rẻ, chúng ta có thể mua bất kể ở đâu và bất kể thời gian nào.

Do vậy trong cuộc sống dân gian hiện nay, thường có thói quen sử dụng lá sen hãm lấy nước uống hàng ngày, trong một thời gian dài với mong muốn cải thiện sức khỏe tốt hơn.

Một số bài thuốc dân gian từ lá sen

Lá sen trong đông y là một vị thuốc được dùng để chữa bệnh. Hay nói cách khác, lá sen có dược tính, giúp giải thử, lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, nhuận trường… Ảnh minh họa.

Lá sen trong đông y là một vị thuốc được dùng để chữa bệnh. Hay nói cách khác, lá sen có dược tính, giúp giải thử, lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, nhuận trường… Ảnh minh họa.

Chữa mất ngủ: Lấy 30g lá sen loại bánh tẻ, rửa sạch. Thái nhỏ, phơi khô sắc (hoặc hãm nước sôi) để uống. Bài thuốc này có tác dụng lớn hơn tâm sen.

Trị đau mắt: Chuẩn bị 10g lá sen, 10g hoa hòe, 4g cúc hoa vàng, sắc uống chữa đau mắt. Bài thuốc này còn chữa cao huyết áp.

Trị sốt xuất huyết: Lá sen 40g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40g, rau má 30g, hạt mã đề 20g, sắc uống ngày một thang. Nếu xuất huyết nhiều, có thể tăng liều của lá và ngó sen lên 50-60g.

Chữa đau đầu: Bạn dùng lá sen, kết hợp với đỗ trọng, mỗi thứ lấy 12g, cùng hạnh đào, sao vàng sau đó giã nát rồi hòa với nước uống.

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Nhiều người bệnh tiểu đường rơi vào hai thái cực: Ăn nhiều hoặc nhịn ăn tinh bột làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới bệnh. Họ chưa biết cách loại trừ những loại thức ăn tác động tức thì gây nguy hiểm cho bệnh để lựa chọn những loại thức ăn an...
1 tháng trước - Lá ổi không chỉ dùng độc vị mà còn được phối hợp với các loại thuốc nam khác, dùng phòng và trị bệnh rất hiệu quả.
2 tuần trước - Nỗi lo sợ về đột quỵ và các biến chứng nên nhiều người đã rủ nhau tiêm thuốc phòng đột quỵ, mà không biết thuốc này chỉ nên dùng ở người từng bị đột quỵ. Thuốc dễ gây phản ứng hại sức khỏe, nên phòng ngừa đột quỵ bằng lối sống.
1 tháng trước - Mọi người đều biết quy tắc hãy ăn nhiều trái cây và rau. Vậy nhưng, giữa rất nhiều sự lựa chọn và các sản phẩm phong phú, đa dạng, bạn nên tập trung ăn loại nào để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng? Câu trả lời là cà chua.
1 tháng trước - Các thành phần dinh dưỡng trong quả khế không quá cao nhưng lại chứa những chất quý như vàng 10 đối với sức khỏe. Các hợp chất chống oxy hóa từ quả khế có tác dụng hỗ trợ quá trình thải độc tố, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các...
Xem tin bài khác
41 phút trước - Nam sinh đột ngột mất ý thức, ngã đập mặt vào vật cứng gây ngừng tim, hôn mê từng có tiền sử bị ngất 1 lần cách đây 7 năm.
1 giờ trước - Bệnh giang mai rất dễ lây lan, chủ yếu qua đường tình dục, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến não, mắt, tim và các cơ quan khác.
1 giờ trước - 'Khi lớn tuổi, tuyến tụy trở nên kém hiệu quả hơn trong việc sản xuất và tiết insulin, vì vậy người từ 50 tuổi có thể mất nhiều thời gian hơn để đường huyết trở lại bình thường'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội...
1 giờ trước - Theo khuyến nghị Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), chúng ta cần ăn rau và trái cây mỗi ngày để bảo vệ trái tim khỏe mạnh.Dưới đây là một số loại trái cây...
1 giờ trước - Tôi vừa phát hiện bị suy tim, thường mệt và khó thở khi hoạt động thể chất nhiều, phải sinh hoạt tình dục thế nào để đảm bảo sức khỏe và an toàn? (Minh, 42 tuổi, TP HCM)