ttth247.com

Viện Vật lý địa cầu tập huấn người dân vùng động đất

Kon TumĐoàn công tác Viện Vật lý địa cầu vào các làng ở xã Đăk Tăng và Măng Bút, huyện Kon Plông, để phát tờ rơi, tập huấn người dân ứng phó động đất.

Ngày 1/8, trong chuyến khảo sát các khu vực động đất ở huyện Kon Plông, đoàn cán bộ của Viện Vật lý địa cầu vào các làng hướng dẫn người dân cách phòng tránh, ứng phó với tình huống cụ thể để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai. Đây là khu vực thời gian qua liên tục xảy ra động đất, có trận lớn 5 độ gây ra rung chấn ở các tỉnh thành lân cận.

Cán bộ Viện Vật lý địa cầu giải đáp những thắc mắc của người dân liên quan đến động đất. Ảnh: Ngọc Oanh

Cán bộ Viện Vật lý địa cầu giải đáp những thắc mắc của người dân liên quan đến động đất. Ảnh: Ngọc Oanh

Đại diện Viện Vật lý địa cầu cho biết ngay cả thế giới cũng rất khó để dự đoán thời điểm động đất xảy ra. Do đó các quốc gia tập trung vào giải pháp giảm nhẹ hậu quả động đất, như ưu tiên nghiên cứu xây dựng công trình có khả năng chịu dư chấn cao và huấn luyện người dân kỹ năng sinh tồn khi xảy ra thiên tai.

Ông Đào Duy Khánh, Bí thư huyện ủy Kon Plông, cho biết năm 2021 khi động đất xuất hiện, Viện Vật lý địa cầu và các cơ quan chức năng về địa phương tập huấn diễn tập phòng chống thiên tai. Bên cạnh đó, huyện có sự chuẩn bị từng bước về đầu tư hạ tầng ngày càng vững chắc, đảm bảo an toàn khi cường độ động đất không quá lớn. Người dân được hướng dẫn cách xây nhà đảm bảo phần nền, tường và mái chịu được lực tốt nhất.

Đá lát tường của hộ dân xã Đăk Tăng (khu vực tâm chấn) bị bong tróc, hư hỏng sau động đất trưa nay. Ảnh: Minh Bằng

Đá lát tường của hộ dân huyện Kon Plông bị bong tróc sau động đất trưa nay. Ảnh: Minh Bằng

Hôm 28/7, huyện Kon Plông xảy ra 21 trận động đất, trong đó trận lớn nhất 5 độ gây rung chấn ở nhiều khu vực Tây Nguyên, miền Trung cách đó hàng trăm km. Hôm sau, huyện này ghi nhận thêm 24 trận, và sau đó giảm dần chỉ còn vài trận trong ngày với độ rung chấn nhỏ.

Số trận động đất tại huyện Kon Plông và lân cận xảy ra thường xuyên, xu hướng mạnh dần từ tháng 4/2021 đến nay. Năm 2021 ghi nhận 169 trận động đất lớn hơn 2,5 độ. Tháng 4/2022, địa bàn xảy ra trận lớn nhất 4,5 độ. Bốn tháng sau cấp độ nâng lên 4,7.

Theo Viện Vật lý địa cầu, nguyên nhân động đất ở địa bàn này đến từ hoạt động của con người như xây dựng các hồ chứa, đập thủy điện, khai thác mỏ... Viện đã lắp đặt 11 trạm quan trắc động đất ở địa phương, số liệu cập nhật tương đối tốt, có thể kịp thời cảnh báo.

Động đất 5 độ richter gây rung lắc Tây Nguyên và miền Trung

Động đất làm rung lắc nhà dân ở Quảng Ngãi và Gia Lai, trưa 28/7. Video: Phạm Linh - Trần Hoá - Tuấn Việt - Đỗ Nam

Trần Hóa

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Một ngày sau khi hứng chịu hàng loạt trận động đất liên tiếp, trong đó có trận lớn nhất từ trước tới nay (5.0 độ), người dân vùng tâm chấn vẫn lo sợ.
1 tháng trước - Động đất diễn ra với tần suất, cường độ ngày càng tăng ở Kon Tum khiến người dân lo lắng. Trước tình trạng đó, chính quyền địa phương đang có những hướng dẫn cho người dân trong lúc chờ giải pháp căn cơ.
1 tháng trước - Cán bộ Viện Vật lý địa cầu đến tận các làng trong tâm chấn động đất tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, để tập huấn cho người dân cách ứng phó động đất.
1 tháng trước - Nhiều địa phương ở miền núi Quảng Nam đã tập huấn, lên phương án ứng phó trong trường hợp có động đất cường độ mạnh xảy ra. Kinh nghiệm này giúp người dân không quá hoang mang sau loạt dư chấn từ động đất ở Kon Tum trong 2 ngày nay.
2 tuần trước - Trước ngày khai giảng năm học mới, thầy và trò nơi tâm chấn động đất Kon Plông (tỉnh Kon Tum) hối hả với công việc chuẩn bị cho buổi khai giảng đông vui, tươm tất.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Sau khi lập biên bản các trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội sẽ gửi thông báo về địa phương xác minh; gửi về cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ để xem xét, xử lý theo đúng quy định.
4 giờ trước - Quảng Ninh- Hai tuần sau khi bão Yagi hoành hành gây thiệt hại hơn 30.000 tỷ đồng, Quảng Ninh và Hải Phòng đang huy động nhiều nguồn lực để phục hồi kinh tế.
4 giờ trước - Sân vận động Thống Nhất sẽ được sửa chữa các hạng mục tại khán đài, sân cỏ, đường chạy, xây ba khán đài mới với quy mô 3 tầng, kinh phí dự tính hơn 149 tỷ đồng.
4 giờ trước - Địa phương lên kế hoạch dùng 4.200 tỷ đồng ngân sách địa phương để làm ba dự án môi trường và giao thông, nhằm thay thế cho nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới.
4 giờ trước - Nhà ga metro sẽ được xây ở Trung tâm thương mại dịch vụ vòng xoay A1 rộng 7 ha tại thành phố mới Bình Dương, kết nối tuyến metro đến Suối Tiên, TP HCM.