ttth247.com

Việt Nam điều tra chống bán phá giá đối với thép cán nóng Trung Quốc, Ấn Độ

Theo Quyết định vừa được Bộ Công Thương ban hành, dựa trên hồ sơ yêu cầu do các công ty sản xuất trong nước nộp theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương cáo buộc các nhà sản xuất thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc đang bán phá giá sản phẩm này sang Việt Nam, gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.

Việt Nam điều tra chống bán phá giá đối với thép cán nóng Trung Quốc, Ấn Độ- Ảnh 1.

Thép cán nóng Trung Quốc và Ấn Độ bị điều tra chống bán phá giá ở Việt Nam (Ảnh: BCT).

Sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu, Cơ quan điều tra (Cục Phòng vệ thương mại) đã tiến hành xem xét, đề nghị bên yêu cầu bổ sung thông tin, làm rõ một số nội dung cáo buộc trong hồ sơ và tiến hành thẩm định theo quy định.

Trong quá trình thẩm định hồ sơ yêu cầu, Cơ quan điều tra đã tiến hành lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Bên cạnh thông tin do các cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp, Cơ quan điều tra nhận được ý kiến của một số doanh nghiệp sản xuất thép mạ và ống thép đang sử dụng thép cán nóng làm nguyên liệu.

Đối với các ý kiến này, Cơ quan điều tra sẽ xem xét, đánh giá một cách kỹ lưỡng trong quá trình điều tra vụ việc trên cơ sở các dữ liệu được Cơ quan điều tra thu thập và xác minh và sẽ được phản ánh trong kết luận điều tra.

Căn cứ quyết định điều tra, thời kỳ thu thập dữ liệu để đánh giá hành vi bán phá giá là từ 1/7/2023 đến 30/6/2024, thời kỳ thu thập dữ liệu để đánh giá thiệt hại của ngành sản xuất trong nước là 03 năm, từ 1/7/2021 đến 30/6/2024.

Theo quy định pháp luật, sau khi khởi xướng điều tra, Cơ quan điều tra sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm phân tích, đánh giá: mức độ bán phá giá; thiệt hại của ngành sản xuất thép cán nóng trong nước; và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

Cơ quan điều tra khuyến khích các bên liên quan hợp tác cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác theo yêu cầu của Cơ quan điều tra để bảo đảm quyền lợi của mình.

Cơ quan điều tra sẽ thực hiện việc thẩm tra, xác minh lại các thông tin do các bên liên quan cung cấp trước khi hoàn thành kết luận điều tra chính thức về vụ việc.

Đồng thời, Cục Phòng vệ Thương mại sẽ tổ chức tham vấn công khai để các bên liên quan trực tiếp trao đổi, cung cấp thông tin, bày tỏ quan điểm về vụ việc trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc.

Theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, việc điều tra sẽ kết thúc trong vòng 12 tháng kể từ khi có quyết định điều tra. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian này có thể được gia hạn nhưng tổng thời gian điều tra không quá 18 tháng.

Số liệu của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, hết 6 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu 5,7 triệu tấn sắt thép từ Trung Quốc, kim ngạch 3,66 tỷ USD; sắt thép thành phẩm từ nước này về Việt Nam cũng có kim ngạch khoảng 2,1 tỷ USD. Với Ấn Độ, Việt Nam chỉ nhập hơn 178.000 tấn, kim ngạch hơn 123 triệu USD, số lượng không đáng kể.

Hiện nhu cầu thép cán nóng tại Việt Nam hiện đang ở mức 12 - 13 triệu tấn/năm, năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong nước là Hòa Phát và Formosa chỉ khoảng 8 triệu tấn/năm, nên lượng còn lại phụ thuộc vào nhập khẩu. Mỗi năm, Việt Nam đều nhập khẩu thép cán nóng từ Trụng Quốc, Hàn Quốc, trong đó Trung Quốc chiếm trên 70%.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, 2 năm qua thép cán nóng của Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh, năm 2022 chỉ đạt hơn 3 triệu tấn/năm, năm 2023 đã lên hơn 5,72 triệu tấn/năm, tăng hơn 47%. Thép cán nóng Trung Quốc vào Việt Nam luôn rẻ hơn nhiều nước khác, điều này gây lo ngại cạnh tranh không lành mạnh, phá giá, gây thiệt hại cho doanh nghiệp trong nước.

Source: danviet.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Thép cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc được nhập vào Việt Nam sẽ bị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
1 tháng trước - Tổng cục Thương mại của Ủy ban châu Âu vừa thông báo đã nhận được hồ sơ yêu cầu khởi xướng chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép của Việt Nam.
1 tháng trước - Bộ Công thương vừa ban hành quyết định điều tra chống bán phá giá đối với thép HR) nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ.
1 tháng trước - Ủy ban Châu Âu (EC) đã nhận được Hồ sơ đầy đủ hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng từ Việt Nam, 2 cái tên bị khiếu nại là Hoà Phát và Formosa Hà Tĩnh.
1 tháng trước - Ngành sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) của VN đang đối diện khó khăn kép: tại thị trường nội địa là hàng Trung Quốc, Ấn Độ ồ ạt nhập khẩu, còn ra nước ngoài thì bị Ủy ban châu Âu (EC) thông báo sẽ điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá...
Xem tin bài khác
17 phút trước - Để khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân, nhà trọ cho thuê, nhiều kiến nghị, đề xuất giảm các loại thuế như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…
3 giờ trước - Lãi suất giảm sẽ tác động như thế nào đến hàng nghìn tỷ USD trong các chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiết kiệm lợi suất cao?
3 giờ trước - Nhìn rộng hơn từ đầu năm, thị giá CTP đã “leo dốc” tới 722% chỉ sau chưa đầy 9 tháng, vốn hóa theo đó đạt khoảng 448 tỷ đồng.
3 giờ trước - Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này vừa tăng vọt lên xấp xỉ 10.000 tỷ đồng, mức kỷ lục kể từ khi niêm yết năm 2006.
3 giờ trước - BVSC đánh giá Việt Nam đã tiến gần hơn đến việc đáp ứng 2 tiêu chí trên của FTSE, kỳ vọng được xem xét nâng hạng sớm nhất vào tháng 3/2025.