ttth247.com

Việt Nam thất vọng với việc Mỹ chưa công nhận nền kinh tế thị trường

Bộ Ngoại giao khẳng định việc Mỹ chưa công nhận nền kinh tế thị trường không phản ánh đầy đủ những nỗ lực và thành tựu to lớn của Việt Nam.

"Chúng tôi thất vọng về việc Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường. Mặc dù ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, quyết định này không phản ánh đầy đủ những nỗ lực và thành tựu to lớn của Việt Nam trong xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết hôm nay.

Bà Hằng khẳng định các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực phối hợp với Bộ Thương mại Mỹ cung cấp nhiều lập luận thuyết phục, khẳng định kinh tế Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ 6 tiêu chí kinh tế thị trường theo quy định của luật pháp Mỹ. Điều này cũng được nhiều hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia Mỹ và quốc tế ủng hộ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng. Ảnh: BNG

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng. Ảnh: BNG

Các tổ chức quốc tế đều ghi nhận những bước tiến vượt bậc của kinh tế Việt Nam và đã có 72 quốc gia công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Việt Nam cũng tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) chất lượng cao.

"Trên tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, Việt Nam đề nghị Mỹ tiếp tục thực hiện cam kết về phối hợp rộng rãi, mạnh mẽ, mang tính xây dựng và tiến tới sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Các cơ quan hữu quan của Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với đối tác Mỹ bảo đảm quan hệ kinh tế, thương mại song phương tiếp tục phát triển ổn định, hài hòa, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân hai nước", người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho hay.

Theo quy định của Mỹ, có 6 tiêu chí để xem xét một nền kinh tế có thị trường hay không, gồm: Mức độ chuyển đổi của đồng tiền; Đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng lao động; Mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế; Vấn đề sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân; Mức độ kiểm soát của chính phủ với một số nguồn lực và giá cả; Các yếu tố khác.

Mỹ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đồng nghĩa doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào nước này sẽ tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, trợ cấp. Nguyên nhân là chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt Nam không được dùng để tính toán biên độ phá giá mà phải sử dụng "giá trị thay thế" của một nước thứ ba.

72 nước đã công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, trong đó có các nền kinh tế lớn như: Anh, Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand...

Vũ Anh

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Tỷ phú công nghệ Elon Musk từng ủng hộ ông Biden và hoài nghi Donald Trump, nhưng giờ lại là tiếng nói mạnh mẽ bênh vực cựu tổng thống.
1 tháng trước - Gia đình Fogel bày tỏ nỗi thất vọng khi chính quyền Tổng thống Biden không đưa người thân của họ về trong thỏa thuận trao đổi tù nhân với Nga.
1 tháng trước - Nỗi lo kinh tế Mỹ suy yếu đang khiến không ít cử tri ngần ngại ủng hộ Phó tổng thống Harris vì họ cho rằng đây không phải thế mạnh của bà.
1 tuần trước - Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) từ Trung Quốc đã làm lung lay vị thế dẫn đầu lâu đời của Samsung tại thị trường Đông Nam Á bằng việc cho ra đời đa dạng mẫu mã các dòng điện thoại giá rẻ.
1 tháng trước - Trong cuộc phỏng vấn kéo dài hơn 2 giờ trên X, ông Trump và tỉ phú Elon Musk đã thảo luận một loạt vấn đề, từ âm mưu ám sát ông Trump, người nhập cư bất hợp pháp cho tới căng thẳng ở Trung Đông.
Xem tin bài khác
7 phút trước - Ông Zelensky nói lo ngại căng thẳng leo thang, Mỹ và Anh không cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công vào các mục tiêu trong lãnh thổ Nga.
7 phút trước - Căng thẳng giữa Israel và nhóm vũ trang Hezbollah của Lebanon nóng lên khi hai bên có nhiều cuộc không kích đáp trả xuyên biên giới.
19 phút trước - Hôm nay (21.9), Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã chấp nhận lời mời của Đài CNN tham gia cuộc tranh luận trên truyền hình do đài này tổ chức ngày 23.10, theo thông tin từ chiến dịch tranh cử của bà.
1 giờ trước - Hàng trăm người Ấn Độ tuần hành trên quãng đường 42 km để đòi công lý cho nữ bác sĩ thực tập bị cưỡng bức, sát hại ở Kolkata.
1 giờ trước - Người dân Guinea nổi giận đập phá một trung tâm nghiên cứu tinh tinh, khi một phụ nữ cho biết con tinh tinh tại đây đã khiến con mình thiệt mạng.