ttth247.com

Xác định mục tiêu để không... học đại đại học

Bước chân vào đại học, không ít tân sinh viên mông lung và bỡ ngỡ vì mọi thứ khác hẳn so với thời THPT. Nhiều chuyên gia tư vấn cần xác định mục tiêu ngay từ đầu năm nhất để tránh phải trả giá bằng việc thôi học giữa chừng hoặc chuyển đổi ngành học hoặc… học đại để ra trường.

Đời sống đại học thường phong phú với nhiều hoạt động ngoại khóa, vui chơi và các hoạt động xã hội khác. Vì thế, sinh viên dễ bị phân tán dẫn đến những hệ quả đáng lo ngại.

Lãng phí thời gian

Vào đại học, N.C. (sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM) không còn bị gia đình kiểm soát. Không biết phải làm gì, cũng không có kế hoạch cụ thể, thói quen của C. là lướt Facebook, TikTok, Instagram.

C. kể bình thường vào buổi tối C. sẽ nằm và lướt mạng xã hội đến khoảng 3h sáng. Vì thức khuya dậy sớm nên hôm sau C. luôn mệt mỏi và thường cúp học, nếu đi học sẽ ngủ trong lớp.

Việc này lặp đi lặp lại trong cả một học kỳ khiến C. từ một học sinh giỏi năm cấp III giờ rớt nhiều môn. Ngoài ra, do liên tục thức khuya và ăn uống không lành mạnh, C. được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh sỏi thận.

Tương tự, N.T. (sinh viên năm 4 Trường Du lịch - Đại học Huế) hối hận khi những năm đầu đại học đã lãng phí thời gian do không cân bằng được các hoạt động.

Ban đầu T. chỉ đi làm thêm để kiếm tiền chi tiêu cho các sở thích cá nhân. Rồi lâu dần bạn bị cuốn vào vòng xoay làm thêm, thời gian và công sức dành cho việc học bị giảm thiểu và coi nhẹ.

"Nhiều lúc việc đi làm chiếm nhiều thời gian hơn cả việc đi học trên lớp. Lúc đó tôi chưa nhận thức rõ ràng được tại sao mình lại học đại học, tôi bị rớt nhiều môn, liên tục stress vì cảm thấy bản thân yếu kém. Hiện tại tôi phải cố gắng dồn thời gian học lại các môn bị rớt để có thể tốt nghiệp đúng hạn", T. bộc bạch.

Khác với hai sinh viên trên, xác định tốt nghiệp sớm so với chương trình đào tạo, Tôn Nữ Phiên Trân, cựu sinh viên Trường đại học Duy Tân, đã lên kế hoạch chi tiết từ sớm và tốt nghiệp trong 3,5 năm với điểm trung bình các môn học GPA 3.84.

Trân cho biết cũng như một số sinh viên khác, hồi năm nhất vì chưa biết cách quản lý thời gian và xác định mục tiêu chính của mình, Trân tham gia khá nhiều hoạt động bên ngoài và lơ là việc học.

Bắt đầu từ năm 2, Trân nhận ra những hoạt động đó không giúp ích cho mình nhiều nên quyết định tìm hiểu sâu chuyên ngành và định hướng con đường mình muốn đi sau khi tốt nghiệp.

Trân tìm kiếm nhiều thông tin và chia sẻ của các anh chị đi trước, bắt đầu xây dựng bản thân sát với công việc đang hướng tới. Hiện Trân đang làm việc tại một doanh nghiệp ở TP.HCM.

Tránh mông lung, sa đà

Theo ThS Đào Duy Duyên - giảng viên khoa tâm lý học, Trường đại học Sư phạm TP.HCM, nhiều sinh viên sau khi đạt được mục tiêu lớn là đỗ đại học thì không xác định được mục tiêu tiếp theo của mình dẫn đến việc mất định hướng và động lực để tiếp tục cố gắng, theo đuổi việc học.

Ngoài ra, sự chuyển tiếp từ bậc THPT sang bậc cao hơn, sinh viên giảm dần đi sự phụ thuộc và kiểm soát từ người lớn, có được nhiều cơ hội hơn để phát huy tính độc lập.

Nhưng nếu sự tự do và khả năng tự kiểm soát bản thân được nhìn nhận không đúng đắn và tận dụng không phù hợp sẽ khiến các bạn trẻ rơi vào bẫy buông lỏng kỷ luật bản thân và sống một cuộc sống thiếu tính tổ chức.

ThS Dương Trần Minh Đoàn - giảng viên khoa tâm lý học, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM - cho biết để tránh mông lung, quá sa đà hoạt động giải trí khác, sinh viên cần định hình rõ mục tiêu đại học ngay từ đầu năm nhất.

"Kế hoạch học tập và làm việc cần được xây dựng rõ ràng, phân chia thời gian hợp lý, tạo danh sách công việc hằng ngày, hằng tuần" - ông Đoàn tư vấn.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
2 ngày trước - 'Cuộc đời em gắn liền với bốn lần nắm tay. Đó là lúc ba mẹ nắm tay em khi em chào đời. Hai lần khác là khi ba, mẹ nói lời tạm biệt với thế giới. Thầy cô đã nắm tay em lần nữa và nói rằng phải tiếp tục tiến về phía trước'.
1 tháng trước - Trên sân khấu lễ khai giảng năm học mới của Trường đại học Ngoại Thương có một 'lẵng hoa' đặc biệt in mã QR tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
1 tháng trước - Nhiều sinh viên đang chật vật với chứng chỉ tiếng Anh để đủ điều kiện ra trường theo quy định của trường.
1 tháng trước - Năm học 2024-2025, Trường đại học Cần Thơ triển khai đề án nâng cấp trường thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu, ứng dụng khoa học của TP Cần Thơ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
1 tháng trước - Từ sở thích đọc sách về cây cỏ và làm vườn, Ngọc Mỹ quyết định theo đuổi lĩnh vực Sinh học, trúng học bổng tiến sĩ toàn phần của Đại học Harvard, Mỹ.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - “Hôm nay, con gái đã nhận được quà từ cô chủ nhiệm. Món quà tự tay cô chuẩn bị cho hơn 20 bạn nữ nhân ngày 20-10“.
5 giờ trước - Đề tham khảo Toán thêm phần trả lời ngắn, học sinh khó đoán bừa, trong khi đề Văn với ngữ liệu ngoài sách giáo khoa sẽ tránh học tủ, để giành điểm 8-9 trở lên không dễ, theo các giáo viên.
8 giờ trước - Sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề tham khảo các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 trong đó có ngữ văn, một số học sinh cuối cấp nói nội dung phù hợp với kiến thức đã học trên lớp nhưng sẽ thử thách để đạt điểm cao.
8 giờ trước - Một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa 17 là thông qua nghị quyết hỗ trợ học phí năm học 2024 - 2025 cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học sinh chương trình GDTX cấp THPT.
9 giờ trước - Từng đứng trước nguy cơ phải nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình, sinh viên Nguyễn Thị Thương giờ đây đang chuẩn bị tốt nghiệp, bước vào hành trình mới. Để đến được chặng đường hôm nay, một phần nhờ có sự đồng hành của Chương trình học...